Chỉ thị 65/2001/CT/BNN-KNKL về việc đẩy mạnh sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh nhằm tận dụng phế phụ phẩm từ sản xuất đường, giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất đường do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 65/2001/CT/BNN-KNKL
Ngày ban hành 07/06/2001
Ngày có hiệu lực 07/06/2001
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Nguyễn Thiện Luân
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 65/2001/CT/BNN-KNKL

Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2001 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH NHẰM TẬN DỤNG PHẾ PHỤ PHẨM TỪ SẢN XUẤT ĐƯỜNG, GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT ĐƯỜNG

Chương trình sản xuất 1 triệu tấn đường vào năm 2000 đã hoàn thành, song mục tiêu đề ra tiếp theo cho các Công ty, nhà máy đường là phải sử lý toàn bộ nguồn phế phụ phẩm là bã bùn từ sản xuất đường để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh bổ sung lượng hữu cơ cho đất, giải quyết đủ nguyên liệu có chất lượng cho Nhà máy, phát huy hết công suất và giải quyết tốt ô nhiễm môi trường là yêu cầu bức xúc đặt ra. Hiện nay, nhiều nhà máy đã sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, nhưng công nghệ số lượng, chất lượng và chủng loại chưa đáp ứng yêu cầu, sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh chưa góp phần giảm giá thành sản xuất đường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ thị các Công ty, nhà máy đường thực hiện tốt các nội dung sau đây:

1. Tất cả các Công ty, Nhà máy đường Trung ương và địa phương phải xử lý phế thải ngành đường sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh cung cấp cho vùng mía nguyên liệu để bón lót và bón thúc.

2. Khuyến cáo sử dụng công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh của Hudavil (Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia) để sản xuất hai loại phân bón lót và bón thúc. Phương pháp chuyển giao công nghệ 1 lần để cho các công ty, nhà máy đường tự điều hành sản xuất, thời gian bảo hành là 5 năm. Nếu có bất kỳ vướng mắc kỹ thuật, đơn vị chuyển giao phải có trách nhiệm cùng Công ty, nhà máy đường xử lý, đảm bảo sản xuất ra phân bón có chất lượng tốt.

3. Về qui mô công suất, số lượng và chủng loại phân bón sản xuất theo yêu cầu vùng nguyên liệu.

4. Các tiêu chuẩn về kỹ thuật, công nghệ và qui mô đầu tư sản xuất phân vi sinh các Tổng Công ty mía đường và cơ quan chủ quản có thẩm quyền địa phương theo phân cấp đầu tư xem xét phê duyệt, trên cơ sở sau đây:

- Xử lý toàn bộ phế thải, bảo đảm nhà máy sạch, đẹp, gọn gàng.

- Đảm bảo đạt được trình độ cơ giới hoá đạt được trên trung bình.

- Năng suất lao động đảm bảo tối thiểu 500 tấn/năm/lao động.

- Về mức đầu tư: Tuỳ theo hoàn cảnh từng đơn vị, mức đầu tư ( 200 triệu đồng/nghìn tấn/năm.

* Tiêu chuẩn chất lượng phân bón lót và bón thúc (có phụ lục kèm theo).

- Khống chế giá thành:

+ Men, vi lượng; phụ trợ: ( 60.000 đồng/tấn.

+ NPK (bón lót): ( 150.000 đồng/tấn.

NPK (bón thúc): ( 350.000 đồng/tấn.

+ Chất thải hữu cơ: ( 100.000 đồng/tấn.

+ Khấu hao tài sản cố định: ( 40.000 đồng/tấn.

+ Chi phí quản lý, công lao động: ( 50.000 đồng/tấn.

Tổng chi phí : ( 400.000 đồng/tấn (bón lót).

( 600.000 đồng/tấn (bón thúc).

- Giá bán: + Đối với phân bón lót: 600.000 đồng/tấn.

+ Đối với phân bón thúc: 800.000 đồng/tấn.

- Hiệu quả: Tính cả xử lý phế thải: Lãi: 300.000 đồng/tấn.

5. Phân công tổ chức thực hiện như sau:

- Chỉ đạo kỹ thuật: Cục Khuyến nông và khuyến lâm thực hiện các biện pháp khuyến nông, mở hội nghị đầu bờ, song trách nhiệm cao nhất phải là của các chủ đầu tư (mua đứt bán đoạn, đầu tư ứng trước), chủ đầu tư làm công tác khuyến nông.

- Cơ giới hoá khâu sản xuất: Cục Chế biến Nông lâm sản và NNNT tiếp tục nghiên cứu để hoàn chỉnh cơ giới hoá toàn bộ qui trình sản xuất.

- Giao chỉ tiêu sản xuất phân bón hữu cơ cho các đơn vị: Vụ Kế hoạch và Qui hoạch chủ trì phối hợp với Cục Chế biến Nông lâm sản và NNNT giao chỉ tiêu sản xuất cho các đơn vị, theo dõi chặt chẽ trên 2 nguyên tắc:

[...]