Chỉ thị 45-TTg năm 1974 Về công tác trồng cây xanh ở các đô thị do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 45-TTg
Ngày ban hành 08/03/1974
Ngày có hiệu lực 23/03/1974
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Đỗ Mười
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 45-TTg

Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 1974 

 

CHỈ THỊ

VỀ CÔNG TÁC TRỒNG CÂY XANH Ở CÁC ĐÔ THỊ

Từ sau ngày miền Bắc được giải phóng, công tác trồng cây làm xanh tươi lại đất nước đã được Trung ương Đảng, Chính phủ và nhất là Hồ Chủ Tịch hết sức quan tâm . Đảng và Chính phủ đã có nhiều nghị quyết , chỉ thị vạch ra phương hướng và nhiệm vụ cho công tác trồng cây, gây rừng thực hiện việc trồng cây trong cả nước.

Công tác cây xanh đô thị là một bộ phận của công tác trồng cây của đất nước. Đến nay các thành phố, thị xã, thị trấn đã tích cực đẩy mạnh công tác cây xanh và đạt đựơc một số thành tích bước đầu:

- Đã trồng được nhiều cây bóng mát, cây phong cảnh cho đường phố, khu nhà ở, những nơi sinh hoạt văn hoá công cộng. Trồng được những đai cây xanh ở ngoại ô có tác dụng phòng hộ cho thành phố. Trong những năm 1965 về trước, một số thành phố, thị xã đã xây dựng công viên, vườn hoa bằng cách cải tạo những khu đất hoang và ao hồ mất vệ sinh thành vườn hoa đẹp đẽ. Nhờ đó mà diện tích cây xanh đô thị được tăng lên gấp từ 3 đến 5 lần so với thời gian trước ngày miền Bắc được giải phóng.

- Công tác trồng thêm cây và xây dựng các công viên, vườn hoa ở đô thị vừa qua đã có nhiều tác dụng cải tạo điều kiện khí hậu, phục vụ đời sống nhân dân một cách thiết thực như chống nóng bức, gió rét, bụi bặm, tiếng ồn; làm trong sạch không khí , đồng thời cũng tạo ra những nơi vui chơi , giải trí lành mạnh, phục vụ số đông quần chúng, qua đó thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta.

Tuy vậy, trong hoàn cảnh đất nước trải qua cuộc chiến tranh phá hoại tàn khốc của giặc Mỹ, công tác cải tạo và xây dựng đô thị bị đình đốn, công tác cây xanh không phát triển. Nơi nào nhận thức được lợi ích của cây xanh đô thị và quan tâm chỉ đạo thì phong trào trồng cây, bảo vệ cây và các công viên, vườn hoa làm được tốt, điển hình là Hà Nội, Hải Phòng. Nhiều nơi công tác cây xanh không được chú ý, không có tổ chức chuyên trách, thiếu kế hoạch ươm và trồng cây, nên khi cần đến phải về Hà nội để mua. Nhiều nơi đã trồng cây một cách tuỳ tiện và không đúng phương hướng như phát triển nhiều loại ăn quả (nhãn, vải) vào trong các nội thị làm mất vệ sinh, những nơi cần trồng cây vệ sinh cách ly lại trồng những loại phong cảnh; những nơi có yêu cầu cao về sinh hoạt văn hoá và ý nghĩa lịch sử lại trồng loại cây phòng hộ. Nhiều nơi cây trồng không đúng tiêu chuẩn quy phạm xây dựng đô thị đã làm hư hỏng nhà cửa và các hệ thống công trình ngầm, hạn chế ánh sáng và gió mát.

Hiện nay miến Bắc nước ta đang bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa, các đô thị sẽ được xây dựng to lớn theo đà phát triển công nghiệp. Công tác cây xanh ở đô thị cần phải phát triển mạnh để đáp ứng các yêu cầu phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống của nhân dân đô thị. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố các Bộ, các ngành liên quan quán triệt mục đích, ý nghĩa và phương hướng nhiệm vụ của công tác cây xanh đô thị và có biện pháp cụ thể để đưa công tác cây xanh đi kịp với kế hoạch phục hồi và cải tạo các đô thị.

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CÔNG TÁC CÂY XANH ĐÔ THỊ

Chính sách phát triển công tác cây xanh đô thị thì phục vụ cải thiện môi trường sống, kết hợp lợi ích kinh tế và yêu cầu phòng không nhân dân và quốc phòng.

- Trồng cây xanh nhằm cải tạo điều kiện vi khí hậu cho đô thị như chống nóng, chống gió, bão, chống khói bụi.... góp phần nâng cao sức khoẻ nhân dân đô thị.

- Trồng cây và xây dựng vườn hoa, vườn cây tạo ra những nơi thoáng mát phục vụ nhân dân nghỉ ngơi, giải trí và làm tăng vẻ đẹp của đô thị.

- Trồng cây đô thị kết hợp với lợi ích kinh tế như thu hoạch gỗ, dược liệu, hoa quả.v.v...

- Trồng cây đô thị tạo điều kiện tốt cho công tác nguỵ trang phòng hoá, phòng chống nhân dân và quốc phòng.

II. PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC TRỒNG CÂY XANH Ở CÁC ĐÔ THỊ

1. Trồng thêm nhiều cây, nhanh chóng làm xanh tươi các đường phố, khu ở, những nơi sinh hoạt công cộng, đặc biệt chú trọng các xí nghiệp công nghiệp. Thực hiện : “ Đâu có người ở làm việc, vui chơi, giải trí là ở đó có cây xanh trồng theo quy hoạch”.

2. Cây xanh trồng ở các đô thị, chủ yếu là dùng thực vật nước ta thể hiện sắc thái phong cảnh, nhiệt đới và nghệ thuật cây xanh Việt Nam.

3. Công tác trồng cây xanh đô thị cần dựa vào sự đóng góp của quần chúng nhân dân đô thị như trồng cây, lao động xây dựng các vườn hoa, bảo vệ và chăm sóc cây cối  dưới sự hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên trách.

III. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA CÔNG TÁC TRỒNG CÂY XANH Ở CÁC ĐÔ THỊ TRONG THỜI GIAN 2 NĂM 1974-1975.

a) Nhiệm vụ của cơ quan phụ trách trồng cây xanh ở các đô thị.

1. Xây dựng tốt các vườn ươm cây.

Các thành phố, thị xã phải xây dựng một vườn ươm cây với nhiệm vụ là gieo ươm các loài cây thích hợp với yêu cầu đô thị (cây bóng mát đường phố, cây trồng phong cảnh, cây cách ly vệ sinh...)

Nơi nào đã có vườn ươm, cần phải cũng cố và sớm đưa vào sản xuất cây trồng.

Nơi nào chưa có thì Ủy ban Hành chính tỉnh, thành chỉ đạo đôn đốc cơ quan chuyên trách tiến hành xây dựng ngay một vườn ươm.

2. Xây dựng các tổ, đội, xí nghiệp chuyên trách trồng và quản lý cây xanh đô thị:

Tất cả các  thành phố, thị xã, thị trấn lớn phải có tổ chức chuyên trách công tác cây xanh.

Tuỳ theo quy mô và yêu cầu của công tác cây xanh ở từng đô thị mà có hình thức tổ chức khác nhau : tổ, đội, xí nghiệp cây xanh dưới sự chỉ đạo nghiệp vụ của cơ quan quản lý xây dựng đô thị, quản lý nhà đất và công trình công cộng.

Ngoài công tác củng cố các tổ chức chuyên trách, cần chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ và công nhân của ngành.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ