Chỉ thị 42-CT/TW năm 2004 về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản do Ban Bí thư ban hành

Số hiệu 42-CT/TW
Ngày ban hành 25/08/2004
Ngày có hiệu lực 25/08/2004
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Ban Bí thư
Người ký Phan Diễn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BAN BÍ THƯ
-----

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
-------

Số: 42-CT/TW

Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2004

 

VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN

Những năm gần đây, hoạt động xuất bản đã có bước phát triển nhanh, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người đọc, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - văn hoá... Nhiều bộ sách có giá trị được xuất bản. Các mảng sách chính trị - xã hội, khoa học - kỹ thuật - công nghệ và sách cho thanh niên, thiếu niên khá phong phú, đa dạng. Chất lượng sách giáo khoa từng bước được nâng cao cả về nội dung và hình thức. Công tác chỉ đạo, quản lý xuất bản có tiến bộ, chú trọng đảm bảo định hướng chính trị - tư tưởng và hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất bản, phát hiện, uốn nắn và khắc phục những lệch lạc, sai phạm.

Tuy vậy, hoạt động xuất bản còn có những yếu kém, khuyết điểm:

Quy mô, năng lực hoạt động xuất bản ở nước ta vẫn còn chưa đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của xã hội về cung cấp thông tin, tri thức và thưởng thức văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế, nhất là còn thiếu nhiều loại sách phổ cập tri thức phục vụ đông đảo quần chúng. Nhưng điều đáng quan tâm hơn là chất lượng hoạt động xuất bản chưa cao. Sách nghiên cứu, tổng kết thực tiễn còn ít, chất lượng còn hạn chế. Sách viết về công cuộc đổi mới, những nhân tố mới, con người mới, viết về cuộc đấu tranh giữa cái mới, tiến bộ và cái cũ, cái lạc hậu, kìm hãm, cái hư hỏng còn ít và kém sâu sắc, sinh động; vẫn còn xuất bản và lưu hành một số sách có nội dung sai phạm về chính trị, tư tưởng, gây ảnh hưởng tiêu cực trong đời sống xã hội.

Khuynh hướng thương mại hoá, chạy theo lợi nhuận kinh tế thuần tuý tác động xấu đến hoạt động xuất bản. Tệ in lậu xảy ra khá phổ biến, nhưng chưa được kiểm tra, ngăn chặn có hiệu quả. Mạng lưới phát hành còn chưa đến được nhiều vùng sâu, vùng xa, nông thôn, miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đội ngũ biên tập viên còn hiều hạn chế về trình độ, năng lực. Công tác đào tạo chưa được quan tâm đúng mức.

Việc hợp tác, liên doanh về xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm với nước ngoài còn lúng từng.

Một số cơ quan chủ quản nhận thức chưa đầy đủ, đúng mức về vai trò, chức năng của xuất bản, chưa làm tốt nhiệm vụ chỉ đạo về công tác tổ chức, cán bộ, về định hướng nội dung, cung cấp thông tin và uốn nắn những sai phạm của nhà xuất bản thuộc quyền, thiếu quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị cho hoạt động xuất bản.

Nguyên nhân chính của những yếu kém, khuyết điểm trên là do công tác lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, công tác quản lý nhà nước về xuất bản và sự lãnh đạo của các nhà xuất bản, cơ số in, mối quan hệ giữa chức năng văn hoá - tư tưởng và nhiệm vụ kinh doanh của hoạt động xuất bản; chậm ban hành những chính sách, chế độ, quy định phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện cho hoạt động xuất bản phát triển đúng hướng trong cơ chế kinh tế mới.

Nhằm tạo bước phát triển vững chắc, mạnh mẽ và nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, các bộ, ban, ngành, cơ quan, đơn vị hoạt động xuất bản, in và phát hành thực hiện tốt những chủ trương sau:

1- Về định hướng phát triển.

Nhận rõ sự nghiệp xuất bản là một lĩnh vực hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là một bộ phận quan trọng của nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, có nhiệm vụ tích luỹ và truyền bá các giá trị tinh thần, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hoá, xây dựng nền tảng tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng và khoa học của xã hội; xây dựng đạo đức, lối sống và phát triển toàn điện nhân cách con người Việt Nam; góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành xã hội học tập. Hoạt động xuất bản phải chăm lo bảo vệ, khẳng định và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, đồng thời mở rộng giao lưu văn hoá, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và đấu tranh không khoan nhượng với các quan điểm sai trái, lạc hậu.

Hoạt động xuất bản phải coi trọng việc phục vụ nhiệm vụ chính trị, tư tưởng, đáp ứng nhu cầu đọc của nhân dân, đồng thời phải thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, xây dựng ngành xuất bản thành một ngành kinh tế - công nghệ phát triển toàn diện, vững chắc. Cần xây dựng những chính sách và cơ chế phù hợp để xuất bản hoạt động có hiệu quả trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2- Về những nhiệm vụ cụ thể của hoạt động xuất bản.

2.1- Nâng cao chất lượng toàn diện các xuất bản phẩm: đảm bảo tính tư tưởng, tính khoa học, chất lượng giáo dục, văn hoá và sự đa dạng, hấp dẫn của ấn phẩm xuất bản, đảm bảo đủ các loại sách và tải liệu đáp ứng nhu cầu của các đối tượng người đọc khác nhau. Chú trọng mảng sách về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sách khoa học - kỹ thuật và công nghệ; sách về truyền thống dân tộc và cách mạng, về bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; phấn đấu có nhiều sách, nhiều bài hay, sâu sắc về tổng kết thực tiễn, phổ biến kinh nghiệm hay, tuyên truyền, động viên, biểu dương nhân tố mới, con người mới. Tiếp tục coi trọng sách, bài viết về đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, phản động, chống tham nhũng, tiêu cực, tham ô, lãng phí, sự xuống cấp về đạo đức, lối sống và các thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội, nhưng phải quan tâm đạt được hiệu quả không những làm cho mọi người căm ghét mà còn nâng cao thêm ý thức trách nhiệm, dũng khí và quyết tâm đấu tranh với những cái sai trái, tiêu cực, hư hỏng đó.

2.2- Tiếp tục rà soát, bổ sung và thực hiện tốt quy hoạch ngành xuất bản; tập trung xây dựng tiềm lực và năng lực của hoạt động xuất bản; nâng cao hiệu quả kinh tế của xuất bản, in và phát hành, xây dựng các mô hình và cơ cấu mới phù hợp với sự phát triển của công nghiệp xuất bản hiện đại: thí điểm xây dựng các tập đoàn xuất bản, tổ hợp xuất bản - báo chí, nghiên cứu hoàn chỉnh mô hình doanh nghiệp làm nhiệm vụ xuất bản.

Xây dựng chương trình quốc gia xuất bản các loại sách thiết yếu về chính trị - xã hội và văn hoá.

2.3- Chăm lo phát triển nhu cầu văn hoá đọc của các tầng lớp nhân dân, tổ chức và phát triển các lực lượng, mạng lưới phát hành xuất bản phải đảm bản đáp ứng đầy đủ, đúng đối tượng và địa bàn, đặc biệt quan tâm vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và miền núi. Phát triển hệ thống sách song ngữ, xuất bản nhiều sách bằng tiếng dân tộc với trình độ thích hợp, đáp ứng nhu cầu cua đồng bào các dân tộc thiểu số.

Đến năm 2010, phấn đấu đưa sách về đến cấp huyện và đưa sách đến phần lớn các xã để đạt chỉ tiêu 6 bản sách/người/năm. Tập trung củng cố và phát triển hệ thống thư viện, các loại phòng đọc, trước hết ở cơ sở.

2.4- Huy động các nguồn lực xã hội cho xuất bản và phát hành sách phục vụ đông đảo nhân dân. Xây dựng, ban hành cơ chế quản lý phù hợp, có hiệu quả đới với lực lượng tham gia hoạt động xuất bản, in và phát hành ngoài quốc doanh.

2.5- Xây dựng kế hoạch dài hạn đào tạo, bồi dưỡng và phát triển lực l,lùng, đội ngũ của ngành xuất bản, đảm bảo về quan điểm chính trị và chất lượng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, các tác giả, cộng tác viên trong cả ba khâu xuất bản, in và phát hành ngoài quốc doanh.

3- Các giải pháp chủ yếu.

3.1- Đổi mới và nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với lĩnh vực xuất bản, in và phát hành.

Củng cố, kiện toàn tổ chức và tăng cường đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực cho các cơ quan chỉ đạo, quản lý và tham mưu trên lĩnh vực xuất bản, in và phát hành từ Trung ương đến các địa phương.

Xây đựng quy chế phối, hợp chỉ đạo, quản lý giữa cơ quan Đảng, cơ quan quản lý nhà nước các cấp và cơ quan chủ quản. Xác định rõ vai trò của cơ quan chủ quản, đồng thời nêu cao vai trò tự chịu trách nhiệm, chủ động của lãnh đạo nhà xuất bản và cơ quan phát hành.

Củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng trong các nhà xuất bản, cơ sở in và phát hành.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội Xuất bản - in - phát hành sách Việt Nam trong việc xây dựng ngành xuất bản.

3.2- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản, in, phát hành sách.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ