Chỉ thị 04/2011/CT-UBND về chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn do tỉnh Lâm Đồng ban hành
Số hiệu | 04/2011/CT-UBND |
Ngày ban hành | 22/03/2011 |
Ngày có hiệu lực | 01/04/2011 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký | Huỳnh Đức Hòa |
Lĩnh vực | Bất động sản,Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2011/CT-UBND |
Lâm Đồng, ngày 22 tháng 3 năm 2011 |
VỀ CHẤN CHỈNH VÀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, thời gian qua công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định trên các lĩnh vực: tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai; kiện toàn, xây dựng tổ chức bộ máy chuyên môn, đội ngũ cán bộ công chức; cải cách thủ tục hành chính; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; lập và quản lý hồ sơ địa chính; thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; công tác bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; xây dựng bảng giá đất hàng năm; công tác thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng đất và xử lý vi phạm hành chính về đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai,...
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại hạn chế như: chất lượng một số đồ án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa cao; tiến độ cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở những địa phương thực hiện đầu tư đo đạc lại còn chậm; việc lập hồ sơ địa chính chưa đồng bộ giữa các cấp; một số nơi còn xảy ra tình trạng chuyển nhượng đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp chưa phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc triển khai đo đạc, cắm mốc ranh giới và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các Công ty Lâm nghiệp sau chuyển đổi thực hiện chậm; một số dự án đầu tư đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng quá 12 tháng không triển khai, đưa vào sử dụng hoặc tiến độ thực hiện dự án chậm, sử dụng đất không có hiệu quả hoặc sử dụng đất sai mục đích; việc thu hồi đất của các dự án đầu tư sử dụng đất vi phạm Luật Đất đai chưa kịp thời và kiên quyết.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các tồn tại, hạn chế trên, nhưng chủ yếu là do bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ một số nơi vừa thiếu, vừa hạn chế về năng lực trình độ; hiệu quả của công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đất đai còn hạn chế; một số ngành, địa phương chưa quan tâm đúng mức đối với công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chưa thường xuyên thực hiện việc thanh kiểm tra, đặc biệt là việc thanh kiểm tra các dự án sau khi giao đất, cho thuê đất; một số nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án…
Để khắc phục tình trạng trên và chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo nội dung chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Chỉ thị số 03/2010/CT-BTNMT ngày 01/12/2010, UBND tỉnh yêu cầu:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ động phối hợp với Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan Báo, Đài tăng cường phổ biến, tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ và nhân dân để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về đất đai. Thực hiện nghiêm túc các trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành trong công tác giao đất, thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhằm quản lý và khai thác có hiệu quả, đúng quy định pháp luật.
b) Rà soát, tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản liên quan đến công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn theo hướng đơn giản về thủ tục hành chính; công bố công khai trình tự thủ tục hành chính trong quản lý đất đai như: Cấp Giấy chứng nhận; thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để cho nhân dân thực hiện và giám sát đối với cơ quan chức năng trong việc thực hiện các trình tự, thủ tục hành chính về đất đai. Phối hợp với Sở Tư pháp rà soát các văn bản đã ban hành, đề xuất UBND tỉnh bãi bỏ, điều chỉnh các quy định liên quan đến quản lý đất đai không còn phù hợp;
c) Khẩn trương hoàn thành công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) của tỉnh Lâm Đồng; chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc các huyện, thành phố tập trung lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp huyện, cấp xã; lập đề án, dự toán kinh phí chỉnh lý biến động, cập nhật thông tin hồ sơ địa chính hiện có, theo dõi chặt chẽ các biến động về đất đai trên địa bàn;
d) Cùng với UBND cấp huyện phối hợp với Sở Xây dựng, Cục Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Theo dõi, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất, thực hiện dự án đầu tư sau khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu cho UBND tỉnh xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành các quy định pháp luật về đất đai, về đầu tư xây dựng và quy định pháp luật khác có liên quan (đặc biệt là đối với các dự án đầu tư không sử dụng đất hoặc chậm sử dụng đất theo tiến độ dự án đầu tư đã đăng ký, phê duyệt; chuyển nhượng dự án trái quy định của pháp luật);
e) Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời đề xuất UBND tỉnh giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo về đất đai thuộc thẩm quyền (nhất là các vụ việc kéo dài nhưng chưa giải quyết dứt điểm); kiện toàn, nâng cao trách nhiệm và chất lượng tham mưu giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng thẩm quyền, đảm bảo thời hạn theo quy định; kiểm tra việc sử dụng đất sau giao đất, thuê đất; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất nói chung (đặc biệt là việc chuyển nhượng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp không phù hợp với quy hoạch, trái pháp luật); phối hợp với UBND cấp huyện và các ngành chức năng xác định rõ và xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm pháp luật điển hình trong việc quản lý sử dụng đất; tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 134/CT-TTg ngày 20/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý các vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
f) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn lập đề cương và dự toán về đo đạc, cắm mốc ranh giới các Ban quản lý rừng, Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp; tham mưu UBND tỉnh trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện;
g) Đẩy mạnh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức đang sử dụng đất, phấn đấu đến hết năm 2011 cơ bản các tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đều được cấp Giấy chứng nhận. Trong quý I và đầu quý II năm 2011, tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác chỉnh lý biến động, cấp mới và cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, lập và quản lý hồ sơ địa chính đối với các địa bàn đã được đầu tư đo đạc bản đồ địa chính chính quy.
a) Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức rà soát các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi đô thị và nông thôn để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh có chủ trương điều chỉnh, bổ sung, thay thế cho phù hợp với định hướng, chương trình phát triển đô thị của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, 2050;
b) Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng, UBND cấp huyện tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch đối với các dự án đầu tư tại các địa phương trong tỉnh có lập quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền thoả thuận, phê duyệt; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xử lý các dự án không khả thi, không tuân thủ quy hoạch và thủ tục đầu tư xây dựng, không thực hiện đúng cam kết đầu tư.
a) Khi giới thiệu địa điểm cần xem xét năng lực tài chính của nhà đầu tư; không giới thiệu địa điểm đối với những nhà đầu tư không đủ năng lực; xử lý kịp thời và kiên quyết tình trạng sau khi được giao đất, cho thuê đất nhà đầu tư không thực hiện dự án mà chờ thời cơ để chuyển nhượng dự án cho các nhà đầu tư khác;
b) Không tham mưu giới thiệu địa điểm đối với các dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất lúa nước sang đất phi nông nghiệp (trừ địa điểm được đưa ra ngoài diện tích quy hoạch lúa nước đã xác định trong quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lâm Đồng, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch đất lúa nước tỉnh Lâm đồng tới năm 2020 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt);
c) Hạn chế giới thiệu địa điểm trên vùng đất quy hoạch ngoài lâm nghiệp theo Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 19/02/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008 - 2020; ưu tiên bố trí quỹ đất này để giải quyết đất cho hộ nghèo và hộ đồng bào thiểu số thiếu đất tại địa phương.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, công khai đóng mốc lộ giới các tuyến đường giao thông trên địa bàn để quản lý hành lang an toàn giao thông;
b) Chỉ đạo Thanh tra Giao thông phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và chính quyền địa phương các cấp để kiểm tra phát hiện kịp thời xử lý các trường hợp lấn chiếm, tái lấn chiếm đất đai trong hành lang bảo vệ an toàn giao thông.
Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách; đề xuất UBND tỉnh bố trí hợp lý kinh phí cho Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thành phố thực hiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cập nhật chỉnh lý biến động và đo vẽ lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các chủ sử dụng đất theo quy định.