Chỉ thị 22/2006/CT-UBND về thực hiện các biện pháp cấp bách để bảo vệ tài nguyên rừng do tỉnh Đắk Lắk ban hành
Số hiệu | 22/2006/CT-UBND |
Ngày ban hành | 05/12/2006 |
Ngày có hiệu lực | 15/12/2006 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đắk Lắk |
Người ký | Lữ Ngọc Cư |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2006/CT-UBND |
Buôn Ma Thuột, ngày 05 tháng 12 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH ĐỂ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG
Thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp, các đơn vị có liên qụan chủ động triển khai thực hiện Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng”; Chỉ thị số 21/2002/CT-TTg ngày 12/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR). Tuy nhiên tình trạng cháy rừng, phá rừng, khai thác lâm sản, mua bán, sang nhượng, lấn chiếm đất rừng và săn bắn, mua bán các loài động vật hoang dã, quí hiếm trái phép ... vẫn còn xảy ra nghiêm trọng ở nhiều địa phương.
Để tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003, Chỉ thị số 21/2002/CT-TTg ngày 12/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ và đặc biệt là Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ "Về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, đốt rừng, khai thác rừng trái phép"; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương, các cơ quan, tổ chức thực hiện ngay các nội dung, biện pháp sau:
1. Củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo và Đoàn kiểm tra thực hiện Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg của Cấp tỉnh và huyện, thành phố; xây dựng chương trình hành động cụ thể của địa phương. Lập kế hoạch kiểm tra, truy quét tại các điểm nóng xâm hại tài nguyên rừng trên địa bàn quản lý.
Các Đoàn kiểm tra của tỉnh, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn tổ chức lực lượng ra quân đồng loạt thực hiện quyết liệt các nội dung trọng tâm sau:
- Mở đợt tấn công truy quét mạnh mẽ bọn lâm tặc, những tụ điểm phá rừng, khai thác, chế biến, mua bán, săn bắt, tàng trữ, sử dụng động vật hoang dã, súng săn, tuyến vận chuyển lâm sản trái phép. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các vùng trọng điểm thường xuyên xảy ra nạn khai thác gỗ trái phép, đặc biệt là tại các vùng rừng biên giới, trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh. Tổ chức kiểm tra các cửa hiệu, nhà hàng, khách sạn và yêu cầu chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh ký cam kết không kinh doanh những món ăn, uống từ động vật hoang dã, các cửa hiệu không trưng bầy, quảng cáo, mua bán, sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã, qúy hiếm trái phép.
- Điều tra, thống kê, phân loại, lập đầy đủ danh sách các đối tượng “chuyên nghiệp” thường xuyên khai thác, vận chuyển, mua bán trái phép lâm sản và động vật rừng ở các địa phương để có biện pháp kiểm tra kiểm soát, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm.
- Cương quyết xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng theo đúng quy định của pháp luật, cùng với việc xử lý nêu trên đối với diện tích rừng bị chặt phá trái phép còn phải xử lý theo Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ “Kiên quyết phá bỏ cây trồng, các công trình xây dựng trái phép trên diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng nguyên sinh. Trường hợp xâm phạm trái phép rừng và đất lâm nghiệp không thuộc đối tượng rừng nêu trên thì vẫn phải áp dụng biện pháp xử lý này, đồng thời ngăn chặn không cho chiếm đất để trồng trọt. Phải có sự chỉ đạo thống nhất của cấp uỷ, chính quyền địa phương và yêu cầu tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tiến hành ngay các biện pháp tái tạo lại rừng.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, hướng dẫn trong cộng đồng, các văn bản của Nhà nước như: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đất đai, Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg, Chỉ thị số 21/2002/CT-TTg, Nghị định số 09/2006/NĐ -CP, Nghị định sổ 139/2004/NĐ-CP và Chỉ thị 08/2006/CT-TTg ... nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp cùng các ngành liên quan đôn đốc kiểm tra hoàn thành trong năm 2006 việc sắp xếp, đổi mới và phát triển các lâm trường quốc doanh theo Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/02/2004 của Chính phủ; Quyết định số 159/2006/QĐ-TTg ngày 03/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 1631/QĐ- UBND ngày 01/9/2006 của UBND tỉnh. Khẩn trương rà soát quỹ đất, rừng ở các lâm trường để sớm bàn giao lại diện tích chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả cho địa phương.
Hướng dẫn các địa phương, các doanh nghiệp nông lâm nghiệp ... thực hiện nghiêm túc quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, thường xuyên kiểm tra việc quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp. Triển khai thực hiện có kết quả Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về rà soát và quy hoạch 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất) trên địa bàn tỉnh. Sau khi đã xác định 3 loại rừng trên bản đồ phải tiến hành cắm mốc xác định địa giới các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Đẩy mạnh việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tô chức, hộ gia đình, cá nhân. Khuyên khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất lâm nghiệp, đầu tư kính doanh, bảo vệ và phát triển rừng. (Đặc biệt đẩy nhanh tiến độ giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng từng buôn là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ theo Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ).
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục kiểm lâm theo chức năng chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị chủ rừng, Hạt kiểm lâm tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng tập trung, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng và hợp đồng bảo vệ rừng với các hộ dân sống gần rừng. Xây dựng phương án quản lý, bảo vệ và phát triển động vật hoang dã, quý hiếm và chịu trách nhiệm quản lý bảo vệ tài nguyên rừng trong phạm vi quản lý của đơn vị mình. Chỉ đạo kiểm tra thu gom và xử lý theo đúng quy định toàn bộ số gỗ rừng bị chặt phá, khai thác trái phép.
Các chủ rừng phải phối họp chặt chẽ với các lực lượng chức năng quản lý rừng tận gốc, tuyệt đối không để tình trạng xảy ra phá rừng, cháy rừng, khai thác rừng trái phép mà chủ rừng không biết, không kiểm tra ngăn chặn và xử lý kịp thời. Nếu chủ rừng nào buông lỏng công tác quản lý bảo vệ rừng, làm việc vô trách nhiệm hoặc có biểu hiện làm ngơ, tiếp tay, thông đồng với lâm tặc phá hoại tài nguyên rừng thì phải xem xét và xử lý trách nhiệm một cách nghiêm khắc. .
5. Công an, Bộ chỉ huy Quân sự, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh lập kế hoạch phối hợp kiểm tra, truy quét bọn lâm tặc phá hoại rừng, lấn chiếm, mua bán, sang nhượng đất lâm nghiệp trái phép tại các tụ điểm nóng và vùng biên giới...Tăng cường quản lý chặt chẽ vũ khí, vật liệu nổ theo đúng quy định của pháp luật, kiểm tra, thu hồi các loại vũ khí, vật liệu nổ trái phép, kể cả loại súng tự chế, súng săn không được phép sử dụng. Cơ quan Công an ngừng ngay việc cấp giấy phép sử dụng súng săn bắn chim thú hoang dã, những giấy phép sử dụng súng săn bắn chim thú hoang dã trước đây phải thu hồi lập tức, không cho phép lưu hành.
6. Việc giải quyết đất ở và đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 132/2002/QĐ-TTg ngày 8/10/2002 và Quyết định số 134/2004/QĐ- TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 134 của tỉnh chủ trì thực hiện với tinh thần tích cực, khẩn trương, quyết liệt, đồng thời tổ chức kiểm tra việc sử dụng đất ở, đất sản xuất của các hộ được cấp đất theo đúng quy định, đánh giá hiệu quả sử dụng đất đã giao. Không được sử dụng đất để đổi, bán, chuyển nhượng. Thực hiện các dự án khai hoang, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất rừng sang mục đích sử dụng khác phải theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, các cơ quạn chức năng thường xuyên tổ chức kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh những sai phạm trong quá trình khai hoang chuyển đổi mục đích.
7. Kiểm tra, xử lý, sớm ổn định dân di cư tự do: Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức kiểm tra thực trạng dân di cư tự do đến địa phương mình, kiên quyết giải tỏa, di dời các điểm dân di cư tự do ra khỏi các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng nguyên sinh để đưa vào các vùng quy hoạch.
8. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố trong tháng 12 năm 2006, phối hợp các ngành liên quan tổ chức rà soát và quy hoạch lại mạng lưới cơ sở chế biến gỗ, lâm sản trên địa bàn theo tinh thần chấm dứt các xưởng đặt ở trong rừng, gần rừng, bố trí xưởng tại nơi quy hoạch khu công nghiệp, chỉ cho phép hoạt động đối với các xưỏng có nguồn nguyên liệu hợp pháp, ổn định... Tăng cường kiểm tra xử lý nghiêm khắc các cơ sở chế biến lâm sản trái phép, cửa hàng bán gỗ, cơ sở kinh doanh mộc dân dụng bất hợp pháp, kiểm tra đình chỉ hoạt động ngay đối với các lò gạch, ngói sử dụng củi trái phép để làm nguyên liệu đốt lò. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định quy hoạch cơ sở chế biến lâm sản trong toàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh cuối tháng 12 năm 2006.
9. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tuyên truyền và thông báo cho các dọanh nghiệp, hợp tác xã vận tải hành khách, hàng hoá, dịch vụ bến xe không được vận chuyển lâm sản, động vật hoang dã trái phép. Yêu cầu các chủ xe, lái xe phải cam kết không vận chuyển lâm sản, động vật hoang dã trái phép. Mọi trường hợp vi phạm đều phải kiên quyết xử lý theo pháp luật.
10. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các đồn biên phòng tăng cường kiểm tra, kiểm- soát người và phương tiện ra vào khu vực biên giới do đồn Biên phòng quản lý, phối hợp với các ngành chức năng có biện pháp ngăn chặn và phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra việc khai thác, chặt phá rừng, đốt rừng, săn bắt, mua bán, vận chuyển động vật hoang dã trong khu vực vùng cấm biên giới.
11. Tiếp tục củng cố tổ chức, hoạt động của lực lượng kiểm lâm để làm tốt chức năng thi hành pháp luật về QLBVR trong giai đoạn mới theo Luật bảo vệ và Phát triển rừng, ban hành năm 2004 và theo hướng gắn với địa phương, bảo vệ rừng là chính được quy định tại Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của kiểm lâm, Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/3/2006, của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1717QĐ/BNN-KL ngày 13/6/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nâng cao năng lực kiểm lâm địa bàn xã đến năm 2010, bao gồm các nội dung sau:
- Về hệ thống tổ chức, biên chế.
- Về đầu tư phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng cho công tác quản lý bảo vệ rừng;
- Đề xuất xây dựng chế độ chính sách và các nội dung khác có liên quan.
- Củng cố, tổ chức hoạt động của Ban lâm nghiệp xã, mỗi xã có rừng bố trí một kiểm lâm viên công tác tại địa bàn xã.
- Xây dựng dự án tổ chức cụm kiểm lâm liên xã gắn với chính quyền địa phương xã, phối hợp hướng dẫn lực lượng bảo vệ rừng, dân quân tự vệ của xã tuần tra bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng.
12. Các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện báo chí, Đài phát thanh, truyền hình các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng để các cấp, các ngành và nhân dân nhận thức đúng đắn, chấp hành nghiêm chỉnh.
13. Về kinh phí phục vụ cho các lực lượng và đoàn kiểm tra truy quét phá rừng, đốt rừng, khai thác, chặt phá rừng trái phép được chi từ ngân sách nhà nước tỉnh, huyện, thành phố theo kế hoạch hàng năm.