Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2018 về tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác thanh tra và thực hiện kết luận thanh tra trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 19/CT-UBND
Ngày ban hành 27/12/2018
Ngày có hiệu lực 27/12/2018
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lưu Xuân Vĩnh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/CT-UBND

Ninh Thuận, ngày 27 tháng 12 năm 2018

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÔNG TÁC THANH TRA VÀ THỰC HIỆN KẾT LUẬN THANH TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Trong thời gian qua, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh đã được triển khai thực hiện đạt được những kết quả tích cực. Qua thanh tra đã phát hiện những thiếu sót, sai phạm trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, đầu tư xây dựng cơ bản, thu chi ngân sách Nhà nước, quản lý việc mua, bán tài sản công, thực hiện các chính sách an sinh xã hội; phát hiện và kiến nghị khắc phục những bất cập, hạn chế trong cơ chế, chính sách; kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước hoặc xử lý hành chính đối với các khoản kinh phí sai quy định và kiến nghị xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân có sai phạm, thiếu sót qua thanh tra.

Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm chưa đạt theo yêu cầu, có cuộc thanh tra phải điều chỉnh hoặc thực hiện chưa đảm bảo về quy trình, thủ tục và đúng thời gian quy định (thanh tra kéo dài); một số nội dung thanh tra chưa được m rõ, còn thiếu thông tin cần thiết để kết luận tính đúng sai, chưa nêu rõ cơ sở pháp lý (vi phạm điều, khoản, điểm của văn bản pháp luật), chỉ xác định trách nhiệm chung chung của tập thể, chưa xác định trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm người đứng đầu; việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra có việc, có nơi chưa kiên quyết, còn kéo dài; việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện một số kết luận thanh tra còn thiếu nghiêm túc, chưa kịp thời; một số đối tượng thanh tra không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời hoặc trì hoãn việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra; việc thu hồi tiền, tài sản sai phạm qua thanh tra chưa triệt để; việc xử lý đối với các tập thể, cá nhân sai phạm, thiếu sót chưa nghiêm túc, gây khó khăn cho công tác quản lý, điều hành của các cấp, các ngành.

Để tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Luật Thanh tra năm 2010; Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra; Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định về thực hiện kết luận thanh tra; Thông tư số 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định x lý về thanh tra; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện tốt chức năng thanh tra chuyên ngành khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Tập trung xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm có trọng tâm, trọng điểm; trong đó tập trung thanh tra trên các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí như: Quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sn, đầu tư xây dựng cơ bản, thu chi ngân sách Nhà nước, quản lý việc mua, bán tài sản công, thực hiện các chính sách an sinh xã hội và các lĩnh vực mà dư luận xã hội quan tâm.

2. Việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra phải theo đúng quy định của pháp luật, tránh trùng lắp, chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; tránh sự lợi dụng, lạm dụng việc thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp.

3. Tuân thủ nghiêm túc quy trình, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra; nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong công tác thanh tra và kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra phải nêu rõ sai phạm, cơ sở pháp lý và trách nhiệm cụ thể của tập thể và cá nhân, trách nhiệm của người đứng đu, không kiến nghị hình thức kiểm điểm, rút kinh nghiệm chung chung; những vụ việc có dấu hiệu tội phạm phải chuyển sang cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật.

4. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo Thanh tra cùng cấp có trách nhiệm phối hợp vi Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thực hiện Thông tư liên tịch s02/2012/TTLT-VKSTC-TTCP-BCA-BQP ngày 22/3/2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quy định về quan hệ phối hợp giữa cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố; Quy chế phối hợp số 02/QCPH-TTCP-VKSNDTC ngày 23/12/2015 giữa Thanh tra Chính phủ và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; phòng, chống tham nhũng.

5. Kết luận thanh tra phải được đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chấp hành thực hiện nghiêm túc; các sai phạm, thiếu sót phải được xác định cụ thể, rõ ràng, nêu rõ cơ sở pháp lý xác định vi phạm trong kết luận thanh tra và phải được xử lý nhanh chóng, kịp thời, nghiêm minh; kiến nghị, yêu cầu trong kết luận thanh tra phải được xem xét, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật; Kết luận thanh tra phải được cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện đảm bảo theo đúng quy định.

6. Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành Kết luận thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra nghiêm túc; xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế; xử lý cán bộ, công chức, viên chức, người có hành vi vi phạm theo quy định; khắc phục sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý, hoàn thiện chính sách, pháp luật.

7. Thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm: Tổ chức, phân công việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối với việc thực hiện các kết luận thanh tra; quyết định, yêu cầu, kiến nghị thực hiện kết luận thanh tra. Các cơ quan, đơn vị được giao theo dõi, thực hiện, báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra phải thực hiện việc theo dõi, tổng hợp đầy đủ, chính xác và kịp thời báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra cho người ra Quyết định thanh tra đúng thời gian quy định. Trường hợp thực hiện chậm trễ hoặc báo cáo kết quả thực hiện chậm trễ thời gian quy định, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện, cơ quan giao báo cáo kết quả thực hiện và cá nhân người đứng đầu cơ quan đó chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cấp trên theo quy định pháp luật.

8. Đối với các Kết luận thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trong 2 năm (2017-2018) gồm: số 1320/KL-UBND ngày 14/4/2017 về kết quả thanh tra toàn diện về tình hình quản lý, sử dụng đất tại khu vực hồ Sông Biêu, xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam; số 3434/KL-UBND ngày 18/8/2017 về thanh tra việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp và đất lâm nghiệp đã điều chuyển đưa ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn huyện Ninh Sơn; s 44/KL-UBND ngày 03/01/2018 về tình hình quản lý, sử dụng đất, xây dựng nhà ở và công trình trái phép hai bên một số tuyến đường chính trong tỉnh; số 4122/KL-UBND ngày 25/9/2018 về việc giao đất, quá trình qun lý, sử dụng 06 ha đất được giao cho hộ ông Đạt Chữ tại xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam; số 4764/KL-UBND ngày 06/11/2018 về việc điều chỉnh nội dung Kết luận thanh tra số 796/KL-UBND ngày 27/02/2015 về kết quả thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam; số 5137/KL-UBND ngày 28/11/2018 về thanh tra việc quản lý, sử dụng đất và thực hiện trình tự, thủ tục thu hồi đất tại dự án Trường bn thao trường huấn luyện Núi Đỏ:

a) Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các Sở, ngành liên quan căn cchức năng, nhiệm vụ, nội dung công việc được giao trong Kết luận thanh tra (nêu trên), tập trung chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả, hoàn thành và đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật, tránh đkéo dài. Nếu không tổ chức thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra (không lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, không tổ chức thi hành quyết định xử phạt, không tổ chức thu hồi lại đất vi phạm để người dân tiếp tục sử dụng ổn định sau này đề nghị bồi thường, hỗ trợ nếu có thu hồi đất, không lập thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính...) có thể phát sinh hậu quả pháp lý, gây thất thu cho ngân sách nhà nước thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương đó chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật; đồng thời thực hiện nghiêm túc và kp thời việc tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra cho Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường theo chức năng).

b) Giao Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên kiểm tra, rà soát, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ trong kết luận thanh tra cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đúng thời gian quy định; trường hợp nào thực hiện chậm trễ chủ động có văn bản đôn đốc, nhắc nhở và báo cáo nghiêm túc; đồng thời kiến nghị xử lý trách nhiệm của cơ quan, cá nhân, người đứng đầu trong việc không hoặc chưa thực hiện nghiêm túc, đy đủ và kịp thời kết luận thanh tra gửi Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Nội vụ.

c) Trên cơ sở văn bản đề nghị của Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường (theo điểm c trên) hoặc theo văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, giao Sở Nội vụ chtrì, phối hợp cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu, kiểm tra h sơ và báo cáo, đxuất Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý trách nhiệm cụ thể của tập th, cá nhân liên quan trong 2 việc.Việc chp hành thực hiện nhiệm vụ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao chưa kịp thời, chưa nghiêm túc, chưa đầy đủ và không hoặc chưa tổng hợp, báo cáo kp thời, đầy đủ kết quả thực hiện kết luận thanh tra cho cơ quan có thẩm quyền, trong đó phải kiến nghị xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương đó.

9. Đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm: Tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế; xử lý cán bộ, công chức, viên chức, người có hành vi vi phạm; khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, hoàn thiện chính sách, pháp luật; báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra. Cơ quan đơn vị nào thực hiện, báo cáo chưa đúng thời gian quy định thì xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu và cá nhân liên quan theo quy định.

10. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp của đối tượng thanh tra có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra; xử lý hành vi vi phạm, chậm trễ của đối tượng thanh tra theo đúng quy định.

11. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố khẩn trương kiểm tra, rà soát các vụ việc tồn đọng, chưa được xử lý theo kết luận thanh tra, kiểm toán Nhà nước từ năm 2016 trở về trước; xác định nguyên nhân chưa được xử lý dứt điểm; tập trung xử lý đảm bảo theo nguyên tắc triệt để thu hồi số tiền, tài sản vi phạm; trường hợp không thu hồi được vì lý do khách quan, thiếu tính khả thi trong thực tế thì báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định.

12. Tổ chức thực hiện: Đến cuối quý IV hàng năm, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra của đơn vị mình trong năm. Đồng thời tiến hành rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội năm trước liền kề để có biện pháp xử lý tồn đọng sau thanh tra; báo cáo kết qukiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra và kết quả rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội tồn đọng của đơn vị cho Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Thanh tra tỉnh) để tổng hợp, báo cáo theo quy định.

13. Các cấp, các ngành đưa nội dung kết quả thực hiện kết luận thanh tra, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra vào tiêu chí thi đua hàng năm để đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.

Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể tiêu chí này để áp dụng thống nhất, nhất là xử lý trách nhiệm của tập th, từng cá nhân liên quan, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị thực hiện chưa nghiêm túc, chưa đúng quy định đối với các kết luận thanh tra, nhằm khắc phục hạn chế những năm qua; nội dung này cần được thực hiện xong và báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong tháng 01/2019.

14. Giao Thanh tra tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ hàng tháng tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy; (báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (báo cáo)
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tnh;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- y ban Kiểm tra Tỉnh ủy;
- Các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: LĐ, KTTH, VXNV;
- Lưu VT, TCDNC. Tâm

CHỦ TỊCH




Lưu Xuân Vĩnh

 

4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ