Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Chỉ thị 19/CT-UB năm 1996 về một số biện pháp cấp bách trong việc tổ chức tiếp dân và giải quyết khiếu tố do tỉnh An Giang ban hành

Số hiệu 19/CT-UB
Ngày ban hành 12/07/1996
Ngày có hiệu lực 12/07/1996
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Nguyễn Hữu Khánh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số : 19/CT-UB

Long Xuyên, ngày 12 tháng 07 năm 1996

 

CHỈ THỊ

VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẤP BÁCH TRONG VIỆC TỔ CHỨC TIẾP DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU TỐ.

Thời gian qua việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã có những chuyển biến tích cực, các ngành các cấp đã có những biện pháp giải quyết có hiệu quả những khiếu nại, tố cáo phát sinh trong ngành, địa phương mình, nhiều vụ việc được giải quyết dứt điểm đảm bảo đúng chính sách, pháp luật.

Tuy nhiên, tình trạng đơn thư của công dân gửi đến các cơ quan Nhà nước ngày càng nhiều, đặc biệt là số lượng đơn gửi vượt cấp ngày tăng, số vụ việc tồn đọng ở các cấp, các ngành còn nhiều. Để kịp thời khắc phục tình trang nêu trên, Chủ tịch UBND Tỉnh chỉ thị cho thủ trưởng các ngành, các cấp thực hiện một số biện pháp cấp bách sau đây :

1- Chủ tịch UBND huyện, thị xã rà soát lại việc lập VĂN PHÒNG TIẾP DÂN tại UBND xã, phường, thị trấ và UBND huyện, thị.

- Những nơi chưa lập Văn phòng tiếp dân thì phải khẩn trương sắp xếp, bố trí trụ sở ở những địa điểm thuận tiện cho việc giao dịch của nhân dân.

- Nơi tiếp dân phải sạch sẽ, trang trí nghiêm túc và có bảng kẻ chữ VĂN PHÒNG TIẾP DÂN.

- Cán bộ tiếp dân phải lựa chọn người có năng lực, có kiến thức pháp lý và phẩm chất đạo đức làm nhiệm vụ tiếp dân chuyên trách.

- Chủ tịch UBND cùng cấp chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp hoạt động tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Chậm nhất là đến ngày 15/8/1996. UBND các cấp phải hoàn thành việc lập VĂN PHÒNG TIỀP DÂN. Những địa phương đã hoàn thành việc lập văn phòng tiếp dân phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng cho nhân dân biết về địa điểm, cán bộ tiếp dân và thời gian hoạt động của văn phòng triếp dân.

- Chủ tịch UBND huyện, thị phải báo cáo bằng văn bản về kết quả tổ chức văn phòng tiếp dân tại địa phương cho Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 20/8/1996.

2- Thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành phải phối hợp chặt chẽ với Chánh Thanh tra cùng cấp lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ làm công tác tiếp dân tại trụ sở cơ quan.

- Nơi tiếp dân phải được trang trí nghiêm túc, khang trang, sạch sẽ và bố trí riêng biệt trong trụ sở cơ quan.

- Công tác tiếp dân phải được tổ chức hoạt động thường xuyên, chấm dứt việc tiếp dân theo định kỳ.

- Thủ tưởng cơ quan chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp hoạt động tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Việc tổ chức nơi tiếp dân tại trụ sở cơ quan phải hoàn thành trước ngày 15/8/1996 và phải được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm, thời gian hoạt động, cán bộ tiếp dân.

- Thủ trưởng cơ quan phải báo cáo bằng văn bản về kết quả tổ chức nơi tiếp dân cho Chủ tịch UBND trước ngày 20/8/1996.

3- Chủ tịch UBND các cấp và thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tổ chức kiểm tra, rà soát để nắm lại toàn bộ đơn thư khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng và tổ chức xử lý như sau:

- Vụ việc nào thuộc thẩm quyền của các ngành, các cấp, các cơ quan đơn vị thuộc quyền thì Chủ tịch UBND huyện, thị xã phải có kế hoạch hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc để giải quyết dứt điểm, không để việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng kéo dài gây phiền hà cho dân. Những trường hợp cơ quan, đơn vị thuộc quyền thiếu trách nhiệm, cố tình không chịu giải quyết thì Chủ tịch UBND huyện, thị xã phải kiên quyết kiểm điểm xử lý nghiêm túc.

- Những vụ việc đã có quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đến nay chưa được tổ chức thi hành hoặc thi hành chưa được thì Chủ tịch UBND huyện, thị xã phải chỉ đạo tổ chức thi hành dứt điểm trong năm 1996.

Trường hợp người phải chấp hành quyết định không chịu thi hành, nếu thuộc thẩm quyền của cấp huyện thì Chủ tịch UBND phải ra quyết định cưỡng chế, nếu thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh thì Chủ tịch UBND huyện, thị ra văn bản đề nghị chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định cưỡng chế.

- Đối với những vụ tranh chấp đất đai phức tạp, tồn đọng thì Chủ tịch UBND huyện, thị xã chỉ đạo cho ngành Địa chính tập họp hồ sơ, chuyển về cho Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai của tỉnh xem xét, cho ý kiến tư vấn để địa phương giải quyết theo thẩm quyền.

- Để giúp UBND huyện, thị xã nhanh chóng xử lý số đơn thư khiếu tố còn tồn đọng, Chánh Thanh tra tỉnh lập các Tổ công tác gồm những cán bộ có năng lực nghiệp vụ của các ngành có liên quan, trực tiếp đến các huyện, thị để hướng dẫn, đôn đốc việc xử lý đơn thư tồn đọng.

4- Để đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo đối với hoạt động tiếp dân và giải quyết khiếu tố, Chủ tịch UBND các cấp và thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ baá cáo:

- Chủ tịch UBND huyện, thị và Thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành cấp tỉnh, chịu traáh nhiệm baá cáo nhanh hàng tuần vào ngày Thứ bảy cho Chủ tịch UBND tỉnh, về hoạt động tiếp dân, diễn biến và tiến độ giải quyết khiếu tố thuộc thẩm quyền (theo mẫu đính kèm Chỉ thị này).

- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành cấp huyện chịu trách nhiệm báo cáo nhanh hàng tuần bằng văn bản cho chủ tịch UBND huyện, thị.

5- Nhằm giảm bớt những phát sinh khiếu kiện của công dân tới các cơ quan Nhà nước, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với các đoàn thể và Ban nhân dân tự quản tiến hành củng cố và thành lập các tổ hoà giải, đảm bảo ở mỗi tổ tự quản phải có ít nhất một tổ hoà giải. Việc củng cố và thành lập mới các tổ hoà giải phải hoàn thành trong qúi III/1996.

- Sở Tư pháp phối hợp với Công an tỉnh soạn thảo quy chế hoạt động của tổ hoà giải trình UBND tỉnh ban hành trong tháng 7/1996.

[...]