Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2012 nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện Vệ sinh môi trường nông thôn do tỉnh Lào Cai ban hành
Số hiệu | 17/CT-UBND |
Ngày ban hành | 28/11/2012 |
Ngày có hiệu lực | 28/11/2012 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lào Cai |
Người ký | Nguyễn Văn Vịnh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/CT-UBND |
Lào Cai, ngày 28 tháng 11 năm 2012 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC NÂNG CAO VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, ĐẢNG VIÊN, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CẢI TẠO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới liên quan đến thực hiện nhiều nội dung, trong đó thực hiện tốt nội dung cải tạo vệ sinh môi trường nông thôn có một ý nghĩa hết sức quan trọng, Đây là một trong 5 nội dung trọng tâm của tỉnh chỉ đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015. Trong những năm qua việc cải tạo vệ sinh môi trường, một số xã đã xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa, có những điểm chôn cất người chết tập trung; một số địa phương đã thành lập các tổ thu gom rác; một số hộ gia đình đã có chuồng, trại nuôi, nhốt gia súc, gia cầm kiên cố, đảm bảo vệ sinh môi trường; xây và sử dụng nhà vệ sinh.
Tuy nhiên, sự chuyển biến chỉ diễn ra ở một số địa phương vùng thấp, có điều kiện kinh tế phát triển. Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, với 25 dân tộc anh em cùng chung sống, đồng bao dân tộc thiểu số chiếm đa số đang sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vấn đề cải tạo vệ sinh môi trường nông thôn còn gặp nhiều khó khăn do nhận thức của người dân còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, vận động hiệu quả còn thấp, tình trạng thả rông gia súc còn phổ biến ở các thôn, ban vùng cao gây mất vệ sinh môi trường nông thôn trong thời gian tới thực sự có chuyển biến và đạt hiệu quả theo Đề án số 14 của Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị:
1. Đối với cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu chính quyền các cấp, các ngành, đơn vị phải chỉ đạo, quán triệt tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc cải tạo vệ sinh môi trường, trong đó tập trung tổ chức thực hiện tốt các hình thức tuyên truyền, vận động để mọi cán bộ, công chức, đảng viên nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa của việc cải tạo vệ sinh môi trường; làm cho mọi người dân, cộng đồng dân cư hiểu được vai trò, trách nhiệm của mình tròn việc cải tạo vệ sinh môi trường tại địa phương, khu dân cư và gia đình mình.
2. Đối với cán bộ, công chức, đảng viên tại các xã; cán bộ thôn, bản; lực lượng cán bộ, giáo viên trong các trường trung học cơ sở, tiểu học và mầm non đang làm việc và công tác tại địa bàn các xã, thôn, bản nêu cao tinh thần trách nhiệm đi đầu thực hiện, hướng dẫn nhân dân trong việc cải tạo vệ sinh môi trường tại địa phương, khu dân cư sinh sống. Mỗi cán bộ, công chức, đảng viên và giáo viên đi đầu trong việc ăn, ở sạch sẽ, hợp vệ sinh, chỉnh trang nhà cửa, sân vườn, nhà vệ sinh, chuồng, trại nuôi, nhốt gia súc, gia cầm, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, làm cho làng xã văn minh, sạch đẹp. Đặc biệt là xây dựng và sử dụng nhà vệ sinh, chuồng, trại nuôi, nhốt gia súc, gia cầm đúng tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh môi trường, từ đó vận động các gia đình, người thân, cộng đồng dân cư làm theo. Tuyên truyền, vận động các gia đình, người thân và cộng đồng dân cư tham gia tích cực vào các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Nhà sạch, vườn đẹp” và các phong trào văn hóa, văn nghệ khác do các tổ chức, đoàn thể phát động.
Các đối tượng ở mục 1, 2 nêu trên, nếu chưa có nhà vệ sinh đảm bảo yêu cầu thì phải gương mẫu làm nhà vệ sinh theo quy định, hoàn thành trong quý II năm 2013; ngân sách nhà nước không hỗ trợ cho các đối tượng này.
3. Đối với các cá nhân người đứng đầu các tổ chức sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã phải có trách nhiệm xử lý các chất thải, nước thải trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng quy trình quy định, không gây ô nhiễm, gây những tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Tích cực tham gia công tác tuyên truyền, các phong trào cải tạo vệ sinh môi trường nông thôn.
4. Đối với mỗi người dân phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong việc tham gia cải tạo vệ sinh môi trường nông thôn; tự giác chỉnh trang nhà cửa, sân, vườn, nhà vệ sinh, chuồng, trại nuôi, nhốt gia súc, gia cầm; thường xuyên vệ sinh đường làng, ngõ xóm nhằm thay đổi phong tục, tập quán lạc hậu; xây dựng và sử dụng nhà vệ sinh đảm bảo vệ sinh môi trường. Đối với các hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm phải xây dựng chuồng, trại đúng tiêu chuẩn, đảm bảo hợp vệ sinh. Từng cá nhân phải có ý thức trong việc thu gom, xử lý rác thải, nước thải đúng nơi quy định, giữ vệ sinh chung tại khu dân cư, tránh gây ô nhiễm môi trường cộng đồng.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể tỉnh đưa nội dung cải tạo vệ sinh môi trường nông thôn vào kế hoạch năm của cơ quan, đơn vị mình; đồng thời phát hiện các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện cải tạo vệ sinh môi trường nông thôn đề nghị cấp có thẩm quyền động viên, khen thưởng, nêu gương để các đối tượng khác thực hiện và làm theo. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia công tác cải tạo vệ sinh môi trường nông thôn.
6. Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới, UBND các huyện, thành phố, các xã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nội dung của Chỉ thị này để có chuyển biến thiết thực trong việc thực hiện cải tạo vệ sinh môi trường nông thôn; các đối tượng ở mục 1, 2 nêu trên phải tự xây dựng nhà vệ hoàn thành trong quý II năm 2013, đây là tiêu chí để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ hàng năm.
Yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh; chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các đồng chí lãnh đạo các cơ quan, đơn vị được phân công giúp đỡ các xã xây dựng nông thôn mới và các cán bộ, công chức, đảng viên trong toàn tỉnh nghiêm túc triển khai, thực hiện.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |