Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2017 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Số hiệu | 15/CT-UBND |
Ngày ban hành | 31/07/2017 |
Ngày có hiệu lực | 31/07/2017 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Phú Yên |
Người ký | Nguyễn Chí Hiến |
Lĩnh vực | Bất động sản,Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/CT-UBND |
Phú Yên, ngày 31 tháng 7 năm 2017 |
Thời gian qua, công tác quản lý đất đai nói chung và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tích cực1; thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính của 9/9 huyện, thị xã (riêng thành phố Tuy Hòa, huyện Đông Hòa dự kiến thực hiện đo đạc chỉnh lý bản đồ trong năm 2018, 2019); công tác lập quy hoạch sử dụng đất, việc thực hiện các chính sách về giao đất, thuê đất, thu hồi đất được các tổ chức, hộ gia đình cá nhân đồng thuận, chấp hành tốt; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được kịp thời, cải cách hành chính trong lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận được thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo.
Tuy nhiên công tác cấp Giấy chứng nhận cũng còn nhiều hạn chế: Kết quả cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn tỉnh còn chưa đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai và nguyện vọng chính đáng của các tổ chức, cá nhân; đội ngũ cán bộ chuyên môn các cấp còn thiếu, trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa đồng đều; nguồn gốc đất phức tạp do đó phải mất nhiều thời gian thẩm tra, kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ; kinh phí đầu tư cho việc đo đạc và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn ít nên việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận thực hiện chậm; việc cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính chưa được thực hiện đầy đủ, thường xuyên theo quy định; tình trạng vi phạm pháp luật đất đai và pháp luật xây dựng còn phổ biến, nhất là các dự án phát triển nhà ở; ý thức chấp hành pháp luật trong việc đăng ký đất đai của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất chưa nghiêm. Một phần do các cấp, các ngành chưa quan tâm thường xuyên, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan trong công tác tổ chức thực hiện cấp Giấy chứng nhận chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao; thủ tục hành chính chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới; cơ chế, chính sách thực hiện chưa sát với thực tế ở từng địa phương.
Để khắc phục những tồn tại trên, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn tỉnh; phấn đấu đến hết năm 2018 phải hoàn thành việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận hoặc lập hồ sơ quản lý đối với các thửa đất còn tồn đọng (kể cả hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất); đẩy mạnh việc cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận đối với diện tích đất nông nghiệp đã hết thời hạn; phấn đấu đến năm 2020 xây dựng cơ bản hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai toàn tỉnh; UBND tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp có kế hoạch tổ chức thực hiện ngay các công việc sau đây:
a) Tổ chức kiểm tra, rà soát lại diện tích đất đai tại các xã, phường, thị trấn; nắm số liệu diện tích đã cấp, chưa cấp Giấy chứng nhận, diện tích không cấp Giấy chứng nhận chỉ đăng ký để quản lý (kể cả đất 5% công ích) nhằm quản lý tốt tại các địa phương.
b) Tiếp tục tổ chức đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đối với các thửa đất chưa cấp Giấy chứng nhận của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức đăng ký, lập hồ sơ quản lý các thửa đất thuộc các đối tượng không cấp Giấy chứng nhận, công việc này hoàn thành đến hết năm 2018.
c) Rà soát lại diện tích đất nông nghiệp đã hết thời hạn sử dụng; thực hiện đăng ký biến động hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận theo đề nghị của người sử dụng đất.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin Truyền thông và Sở Tư pháp xây dựng chương trình tuyên truyền bằng nhiều hình thức đối với các tổ chức và nhân dân về việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai, chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ của người sử dụng đất, trong đó nêu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đăng ký đất đai; gắn việc tuyên truyền với việc giáo dục, phổ biến kiến thức về pháp luật đất đai, cấp Giấy chứng nhận. Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Yên, các Hội, đoàn thể xây dựng chương trình và thực hiện công tác tuyên truyền, vận động.
b) Xây dựng Kế hoạch cấp Giấy chứng nhận toàn tỉnh và đề xuất giao chỉ tiêu cấp Giấy chứng nhận đến các huyện, thị xã, thành phố, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo. Thời gian thực hiện trong Quý III năm 2017.
c) Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý đất đai và cấp Giấy chứng nhận từ tỉnh đến cấp huyện, cấp xã (trong đó chú trọng về mối quan hệ, phân công và quy trình thực hiện giữa Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và UBND cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường), đảm bảo tinh gọn, hoạt động có hiệu quả, gắn với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
Tự rà soát bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức của Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố để xây dựng đề án nhân lực, biên chế, hợp đồng lao động của hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai 1 cấp đến năm 2020 trình UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ, Sở Tài chính thẩm định) xem xét, quyết định. Thời gian thực hiện báo cáo UBND Tỉnh trong Quý III năm 2017.
d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND huyện, thị xã, thành phố rà soát quy trình, thủ tục hành chính, quy chế phối hợp liên quan đến cấp Giấy chứng nhận; cập nhật các quy định mới của pháp luật có liên quan, chỉ đạo của UBND tỉnh về cấp Giấy chứng nhận; đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân dễ dàng nhận diện và tiếp cận minh bạch.
đ) Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập các tổ công tác trực tiếp xuống UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn (nhất là các địa phương chậm thực hiện, số lượng tồn đọng lớn) để đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc công nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
e) Tiếp tục thông báo công khai tới các tổ chức sử dụng đất liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường để hoàn tất các thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với các trường hợp đủ điều kiện và đã kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận, thực hiện trước 30/12/2017. Trường hợp không thực hiện kê khai đăng ký đất đai, sau ngày 30/12/2017 Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thanh tra xử phạt theo quy định của pháp luật. Đối với các trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì hướng dẫn đơn vị lập hồ sơ đăng ký đất đai để quản lý theo quy định.
g) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông rà soát việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biến động để có giải pháp tăng cường hiệu quả; thực hiện đưa một số công đoạn điều chỉnh, bổ sung, đăng ký biến động Giấy chứng nhận lên mạng; xây dựng lộ trình thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biến động quyền sử dụng đất qua mạng thông tin trên địa bàn tỉnh.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, giáo dục đạo đức công vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân cho cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng xây dựng đề án nhân lực, biên chế, hợp đồng lao động của hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai 1 cấp đến năm 2020 trình UBND tỉnh (Sở Nội vụ, Sở Tài chính thẩm định) xem xét, quyết định. Thời gian thực hiện báo cáo UBND tỉnh trong Quý III năm 2017.
b) Giao Ban thi đua khen thưởng thuộc Sở Nội vụ chủ trì cùng Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua đối với các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã trong công tác cấp Giấy chứng nhận, báo cáo UBND tỉnh trong Quý III năm 2017; đánh giá thi đua đột xuất và định kỳ, báo cáo UBND tỉnh.
Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức đánh giá chất lượng phục vụ của các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền cấp huyện, cấp xã; cải thiện, nâng cao chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn tỉnh; đánh giá công tác thi đua, khen thưởng đối với các cấp, các ngành và các cá nhân có liên quan đến công tác cấp Giấy chứng nhận.
a) Thực hiện việc luân chuyển hồ sơ địa chính theo Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT/BTC-BTNMT ngày 22/6/2016 của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất; chú trọng việc cắt giảm thời gian, thành phần hồ sơ trong việc xác định nghĩa vụ tài chính cho người sử dụng đất để đẩy nhanh việc cấp Giấy chứng nhận.
b) Kịp thời chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
5. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
a) Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với Ban Tuyên giáo các huyện, thị, thành ủy tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai, chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ của người sử dụng đất, về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.