Chỉ thị 13/CT-UBND về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước năm 2016 trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Số hiệu 13/CT-UBND
Ngày ban hành 22/07/2016
Ngày có hiệu lực 22/07/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Nguyễn Chí Hiến
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/CT-UBND

Phú Yên, ngày 22 tháng 7 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TÀI CHÍNH-NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 và các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2016, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 01/CTr-UBND ngày 15/01/2016 nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh.

Tình hình kinh tế-xã hội những tháng đầu năm tiếp tục chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, nhất là tình hình hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất tác động không nhỏ đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Để chủ động ứng phó với việc giảm thu và nhu cầu chi NSNN phát sinh, nhất là phòng ngừa các tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, đảm bảo điều hành nhiệm vụ thu, chi và giữ vững cân đối NSNN năm 2016 theo dự toán đã được HĐND tỉnh thông qua, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ngành, đơn vị tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thành phố theo chức năng nhiệm vụ được giao, tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, Chương trình hành động số 01/CTr-UBND ngày 15/01/2016, Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 03/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính-ngân sách nhà nước năm 2016 và các kết luận phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh, các văn bản chỉ đạo điều hành của Chủ tịch UBND tỉnh; đồng thời tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về tài chính-NSNN sau đây:

1. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; quan tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, đẩy mạnh thực hiện các cơ chế tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật, giảm thiểu thời gian giải quyết các thủ tục hành chính liên quan, đảm bảo thực hiện tốt “Năm Doanh nghiệp”. Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế; thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu; khắc phục khó khăn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp; phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7,4%, góp phần phát triển nguồn thu NSNN ổn định, vững chắc. Cải thiện mạnh mẽ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số cải cách hành chính (PI) trong hoạt động của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả quy định của các luật liên quan đến đầu tư kinh doanh, nhất là Luật Đầu tư năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2014; đẩy mạnh triển khai các nhóm giải pháp, chương trình hành động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; đẩy mạnh triển khai Luật hp tác xã;

- Hướng dẫn, tổng hợp và xử lý các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các quy định của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi nước ngoài (tại Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016). Trường hợp các Sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện thực sự gặp các khó khăn, vướng mắc về quy trình, thủ tục cần phải điều chỉnh, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình Chính phủ bổ sung, sửa đổi.

b) Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh:

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý được giao, theo dõi và tổng hợp báo cáo tình hình diễn biến các lĩnh vực liên quan trên địa bàn theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để thực hiện vai trò chủ trì điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt. Điều hành lãi sut, tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường; duy trì mức tăng trưng tín dụng hợp lý, gắn với triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu và kim soát, nâng cao chất lượng tín dụng; tăng khả năng tiếp cận vn của doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận nguồn tín dụng ngoại tệ; chú trọng xử lý nợ xấu qua Công ty Quản lý tài sản (VAMC).

c) Các đơn vị ngành Tài chính tỉnh (Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh, Cục Thuế, Chi cục Hải quan tỉnh):

- Phối hợp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực thuế, hải quan. Phấn đấu đạt mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tại Chỉ thị số 22/CT-TTg về cải cách hành chính đi với 03 nhóm chỉ tiêmới là: Kiểm tra trước hoàn thuế; thực hiện quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế; thời gian và kết quả xử lý nhng khiếu nại về thuế. Tăng cường công tác tuyên truyền, đối thoại, hỗ trợ và tư vấn pháp luật về thuế cho doanh nghiệp và người dân;

- Thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá đi với các mặt hàng quan trọng, thiết yếu (điện, khí, than bán cho sản xuất điện, xăng du, sữa, dịch vụ công,...) phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2016. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật v giá. Công khai thông tin về giá, điều hành giá để tạo sự đồng thuận trong xã hội;

- Chủ động phối hợp với các Sở, ngành và các địa phương trin khai các biện pháp phòng, chng buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất kinh doanh hàng giả, đảm bảo n định thị trường, góp phần tăng thị phần cho hàng Việt Nam. Thường xuyên cập nhật các hướng dẫn, chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương để triển khai thực hiện trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ quản lý được giao.

d) Sở Công Thương:

- Tăng cường các biện pháp hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu đảm bảo tăng trưng xuất khẩu bền vững; khai thác tt những thị trường hiện có; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng các thị trường tiềm năng;

- Đề xuất biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu phát triển mạng lưới phân phối, hệ thống bán lẻ, củng cố thị trường trong nước; theo dõi nắm tình hình thực hiện về kim soát nhập khu, trin khai các hàng rào kỹ thuật, phi thuế quan phù hợp, giải quyết những vướng mắc ca thương mại qua biên giới đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

e) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp về tái cơ cấu ngành, lĩnh vực nông nghiệp phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phươngxây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đảm bảo hợp lý, hiệu quả.

g) Sở Tài nguyên và Môi trường:

Xây dựng và thực hiện các biện pháp tăng cường công tác quản lý đất đai, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

h) Các Sở, ngành và địa phương:

- Trin khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; triển khai xây dựng Chính phủ điện tử theo nhiệm vụ quản lý của từng cơ quan, địa phương phù hợp với nguồn lực và lộ trình thực hiện; tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ một cửa, một cửa liên thông đối với các cơ quan, địa phương đã được triển khai hoàn thành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước; đảm bảo công tác kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm... của hàng hóa; đồng thời rút ngn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính liên quan;

- Khẩn trương hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các đề án tái cơ cu ngành, lĩnh vực và địa phương (chưa đưc phê duyệt) đảm bảo đúng thời hạn đặt ra;

- Tiếp tục trin khai thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo lộ trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nghiên cứu, xây dựng lộ trình thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không nm giữ cphn, vốn góp.

- Tăng cường quản lý đu tư công theo quy định; tập trung xử lý nợ đọng xây dựng cơ bn;

- Chủ động sử dụng các nguồn lực thuộc phạm vi quản lý để tập trung khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn, ổn định, phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân vùng bị ảnh hưởng;

[...]