Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2019 về tăng cường giải pháp phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có sử dụng công nghệ cao do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Số hiệu 12/CT-UBND
Ngày ban hành 12/06/2019
Ngày có hiệu lực 12/06/2019
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Đặng Ngọc Dũng
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/CT-UBND

Quảng Ngãi, ngày 12 tháng 6 năm 2019

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN CÓ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

Trong những năm qua, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao lợi dụng mạng viễn thông, mạng xã hội facebook, zalo để thực hiện hành vi phạm tội diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại địa phương. Các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, khó phát hiện, như: Cấu kết thực hiện hành vi lừa đảo thông qua hình thức thông báo trúng thưởng, đề nghị đóng phí để nhận quà, nhận giúp ngoại tệ từ nước ngoài; lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, huy động vốn dưới hình thức kinh doanh đa cấp, mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Họ giả mạo số thuê bao của các cơ quan bảo vệ pháp luật, tự xưng là cán bộ, lãnh đạo cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án đang điều tra vụ án liên quan đến nạn nhân và đề nghị nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản của cơ quan điều tra (thực tế là tài khoản của các đối tượng lừa đảo). Họ đánh cắp thông tin, giả mạo địa chỉ thư điện tử của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đang có giao dịch làm ăn với nhau, sau đó đề nghị doanh nghiệp chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng; đánh cắp mật khẩu, tài khoản facebook, sau đó nhắn tin với bạn bè, người thân của chủ tài khoản để mượn tiền hoặc nhờ mua thẻ cào... Chỉ tính riêng trong năm 2018 và Quý I/2019, lực lượng Công an toàn tỉnh phát hiện, thụ lý 49 vụ, thiệt hại gần 4,2 tỷ đng.

Nhằm tăng cường các giải pháp phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có sử dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

1. Thủ trưởng các đơn vị, địa phương tập trung chỉ đạo tuyên truyền, cảnh báo các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo sử dụng công nghệ cao chiếm đoạt tài sản để các cơ quan, tổ chức, cá nhân và Nhân dân biết, cảnh giác, chủ động phòng ngừa, đấu tranh tố giác tội phạm. Khuyến cáo cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp thận trọng khi chia sẻ thông tin cá nhân, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bản thân và doanh nghiệp trên các trang mạng xã hội, không kết bạn với người lạ qua facebook, đặc biệt là người nước ngoài khi họ đưa ra những lời hứa về vật chất, nhất là những tài khoản mới được tạo lập, ít có hoạt động, không có danh sách bạn bè; nếu nghi vấn hoặc phát hiện cá nhân, tổ chức nào có dấu hiệu hoạt động lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để xử lý theo quy định.

2. Công an tỉnh

- Chỉ đạo lực lượng Công an toàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền phương thức, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này, tập trung truyền thông qua website của Công an tỉnh, qua các trang mạng xã hội facebook, zalo, các fanpage của các thành viên Ban Chỉ đạo 94 Công an tỉnh và Công an huyện, thành phố nhằm tăng cường tính năng tương tác, cập nhật, chia sẻ thông tin về tội phạm công nghệ cao nói chung và tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao nói riêng.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 55/2014/QĐ-UBND, ngày 23/10/2014 của UBND tỉnh về ban hành quy chế phối hợp phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh.

- Phi hp Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí hợp lý và vận động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để đầu tư mua sắm phương tiện, thiết bị, phần mềm chuyên dụng... bảo đảm kinh phí phục vụ công tác điều tra, xác minh, xử lý đối với loại tội phạm này.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

- Tăng cường chức năng quản lý nhà nước đối với các website, trang mạng xã hội, sim rác nghi vấn liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chỉ đạo các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, mạng internet trên địa bàn tỉnh kịp thời cung cấp thông tin, dữ liệu, tài liệu có liên quan phục vụ công tác điều tra, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến công nghệ cao theo yêu cầu của Cơ quan điều tra các cấp.

- Chỉ đạo các Công ty cung cấp dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh thông qua các trạm thu phát sóng thông tin di động (BTS) tại tỉnh Quảng Ngãi nhắn tin cảnh báo thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đến các chủ thuê bao di động đang hoạt động để cảnh giác, chủ động phòng ngừa.

- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và c đơn vị liên quan thành lập lực lượng liên ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, mạng internet trên địa bàn tỉnh về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong việc đăng ký, quản lý thuê bao di động trả trước và thuê bao internet. Kiên quyết xử lý nghiêm các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, các cơ sở, đại lý sim card cung cấp sim rác ra thị trường, đăng ký thông tin thuê bao di động, internet không chính chủ và các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ internet, mua bán thẻ game, trò chơi trực tuyến... để “bảo kê”, chứa chấp cho các đối tượng sử dụng mạng internet công cộng, mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có sử dụng công nghệ cao.

4. Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi, Báo Quảng Ngãi:

Phối hợp với Công an tỉnh và chỉ đạo các Đài phát thanh huyện, thành phố, cán bộ, phóng viên, cộng tác viên tăng cường xây dựng các phóng sự, tin, bài tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có sử dụng công nghệ cao, gắn với tuyên truyền, cảnh báo qua website và các trang fanpage của báo, đài, cổng thông tin điện tử.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Ngãi

- Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục mở tài khoản ngân hàng của các tổ chức, cá nhân, tăng cường rà soát nghiệp vụ, kịp thời phát hiện các trường hợp sử dụng giấy tờ giả, các tài khoản ngân hàng, chủ tài khoản có dấu hiệu nghi vấn hoạt động phạm tội nói chung, thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng. Tổ chức quán triệt cho cán bộ, nhân viên các ngân hàng nắm rõ phương thức, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm trên để nhắc nhở các khách hàng đến giao dịch chuyển tiền, chủ động phát giác, ngăn ngừa thiệt hại về tài sản cho người dân. Đng thời, dán cảnh báo tại các quầy giao dịch, trụ ATM để người dân biết, cảnh giác, tránh “sập bẫy” của các đối tượng lừa đảo.

- Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại cổ phần phối hợp cung cấp thông tin kịp thời cho Cơ quan Công an phục vụ công tác điều tra, xác minh, xử lý tội phạm; lưu giữ, phong tỏa các tài khoản có liên quan khi có yêu cầu của Cơ quan Công an.

6. Sở Khoa học và Công nghệ: Ưu tiên hỗ trợ các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong xây dựng các giải pháp, hệ thống phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

7. Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các sở, ngành liên quan tiếp tục rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực tế phòng, chống tội phạm công nghệ cao nói chung và tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có sử dụng công nghệ cao nói riêng. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật có liên quan đến nội dung này cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền tại cơ sở.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong việc sử dụng thuê bao di động, các trang mạng xã hội, không để các đối tượng xấu lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ thực hiện tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

- Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, pháp luật, văn hóa, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp cho học sinh, sinh viên, giúp các em có đủ kiến thức nhận biết, phòng ngừa tội phạm mạng trước những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 04.

9. Sở Tài chính: Tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ của địa phương và theo phân cấp ngân sách.

10. Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh): Trên cơ sở đề nghị của các đơn vị, địa phương đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị này và công tác phòng, chống tội phạm công nghệ cao nói chung.

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên

- Phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm công nghệ cao nói chung và tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có sử dụng công nghệ cao nói riêng; thường xuyên thông báo phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm công nghệ cao thông qua các hội nghị tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, các hoạt động an sinh xã hội để các cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên biết, cảnh giác, phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm cho cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên biết đnắm bắt dư luận xã hội ở cơ sở.

- Thực hiện tốt vai trò giám sát, tăng cường nắm tình hình ngay tại địa bàn cơ sở; đng thời, vận động Nhân dân tham, gia lên án, tố giác tội phạm nói chung và tội phạm lừa đảo có sử dụng công nghệ cao nói riêng. Vận động đoàn viên, hội viên phối hợp với lực lượng Công an cơ sở tăng cường việc sử dụng các tài khoản mạng xã hội để tuyên truyền, chia sẻ, cảnh báo thủ đoạn của loại tội phạm này để người dân biết, cảnh giác, chủ động phòng tránh, đấu tranh, tố giác tội phạm.

[...]