Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông tư 116-TC-TT năm 1956 Giải thích về quyền hạn, nhiệm vụ và tổ chức các Ban Thanh tra tài chính các cấp do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 116-TC-TT
Ngày ban hành 26/10/1956
Ngày có hiệu lực 10/11/1956
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trịnh Văn Bình
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TÀI CHÍNH
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 116-TC-TT

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 1956 

 

THÔNG TƯ

GIẢI THÍCH VỀ QUYỀN HẠN, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC CÁC BAN THANH TRA TÀI CHÍNH CÁC CẤP

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Kính gửi
Đồng kính gửi

- Các UBHC liên khu, khu, tỉnh, thành phố,
- Chính phủ ác Bộ, các Ban chấp hành đoàn thể trung ương

Thi hành nghị định Thủ tướng Phủ số 1077-TTg ngày 12 tháng 10 năm 1956 (1), thông tư này giải thích và quy định cụ thể những nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức lề lối làm việc của Ban thanh tra tài chính của Bộ Tài chính và các Ban Thanh tra tài chính tại các cấp khu, thành phố và tỉnh.

Chế độ kiểm tra tài chính đặt ra nhằm mục đích : tăng cường kỷ luật tài chính, đốc thúc sự quản lý chi thu của Nhà nước đi vào nề nếp chính quy, nâng cao hơn nữa tính chất kế hoạch của sự thu chi tài chính.

Nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác kinh tế tài chính của Nhà nước hiện nay.

I. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN :

Nguyên tắc là ở đâu có sử dụng tài chính Nhà nước là phải có kiểm tra tài chính. Phạm vi kiểm tra rất rộng rãi, như nghị định Thủ tướng phủ đã quy định :

1) Các cơ quan chính quyền, các doanh nghiệp quốc gia, xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh, các hợp tác xã và các đoàn thể được Chính phủ cấp vốn hay trợ cấp đều chịu sự kiểm tra tài chính;

2) Các mặt công tác về chấp hành dự toán, thu, chi, sử dụng kinh phí và mọi việc chấp hành chính sách, luật lệ, chế độ tài chính cũng đều chịu sự kiểm tra tài chính.

Cụ thể :

- Kiểm tra việc xây dựng và chấp hành dự toán, thực hiện kế hoạch thu chi, biên chế, tiêu chuẩn, xây dựng và chấp hành quyết toán ở các cơ quan chính quyền, các doanh nghiệp quốc gia, xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh, các hợp tác xã và các đoàn thể nhân dân được Chính phủ cấp kinh phí hay trợ cấp.

- Kiểm tra việc chấp hành chính sách, luật lệ, chế độ tài chính.

- Kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ tài chính của các ngành Kho bạc, Thuế vụ, Thuế Nông nghiệp, Muối, Rượu, Hải quan và các ngành khác.

- Kiểm tra sự hoàn thành nhiệm vụ tài chính và nghĩa vụ nộp thuế, nộp lại, nộp tiền khấu hao của các doanh nghiệp quốc gia, xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh và hợp tác xã được Chính phủ cấp vốn.   

- Kiểm tra tình hình quản lý các tài sản quốc gia.

- Kiểm tra công tác thẩm kê và kế toán của các cán bộ và nhân viên thẩm kê và kế toán các cấp.

- Kiểm tra việc chấp hành các quy tắc, chế độ về ngân sách Nhà nước của các cơ quan và Ngân hàng.

- Kiểm tra việc thực hiện tiết kiệm chi tiêu, chống tham ô, lãng phí .

- Tố cáo những hành động phạm pháp về mặt chấp hành tài chính.

Riêng đối với các cơ quan quân đội, có điều lệ kiểm tra tài chính quy định riêng không thuộc phạm vi nghị định thông tư này.

PHẠM VI NHIỆM VỤ CỦA MỖI CẤP

Ban Thanh tra tài chính của Bộ Tài chính trung ương chịu trách nhiệm kiểm tra tài chính toàn quốc (trung ương và địa phương và điều khiển công việc của các cấp thanh tra tài chính địa phương).

Các Ban Thanh tra tài chính khu, tỉnh, thành phố phụ trách kiểm tra chủ yếu trong phạm vi các ngành thuộc cấp mình. Tuy nhiên, đối với công việc của tất cả các đơn vị thuộc trung ương quản lý đóng ở địa phương, cơ quan Thanh tra tài chính địa phương cũng cần để ý theo dõi để khi có hiện tượng sai phạm nghiêm trọng thì kịp thời báo cáo lên trung ương quyết  định phái cán bộ về kiểm tra hoặc ủy nhiệm cho Ban Thanh tra địa phương kiểm tra.

II. THI HÀNH QUYỀN KIỂM TRA TÀI CHÍNH

Khi cơ quan Thanh tra tài chính các cấp tiến hành công tác kiểm tra theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình, sẽ tùy hòan cảnh và trường hợp cụ thể mà áp dụng những loại phương sách cần thiết. Theo quy định thì những phương sách đó như sau :

Khi cơ quan Thanh tra Tài chính các cấp tiến hành công tác kiểm tra theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình, sẽ tùy hoàn cảnh và trường hợp cụ thể mà áp dụng những loại phương sách cần thiết. Theo quy định thì những loại phương sách đó như sau :

[...]