Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2017 về tăng cường quản lý vận chuyển, giết mổ động vật và buôn bán thuốc thú y trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Số hiệu 11/CT-UBND
Ngày ban hành 09/10/2017
Ngày có hiệu lực 09/10/2017
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Lò Văn Tiến
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 11/CT-UBND

Điện Biên, ngày 09 tháng 10 năm 2017

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VẬN CHUYỂN, GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT VÀ BUÔN BÁN THUỐC THÚ Y TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Trong thời gian vừa qua trên phương tiện thông tin đại chúng đã thông tin một số vụ vi phạm trong lĩnh vực thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường ở nhiều địa phương như: giết mổ lợn chết, lợn bệnh để chế biến thực phẩm; giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến sản phẩm động vật tại các cơ sở, địa điểm không có giấy phép hoạt động và không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm hoặc không được kiểm soát thú y; tiêm thuốc an thần, bơm nước vào gia súc trước khi giết mổ để gian lận thương mại gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; vứt xác động vật ra môi trường gây ô nhiễm môi trường và làm lây lan dịch bệnh. Trên địa bàn tỉnh Điện Biên, các ngành chức năng cũng đã phát hiện và xử lý một số trường hợp vi phạm về buôn bán sản phẩm động vật không đảm bảo vệ sinh thú y; một số cửa hàng buôn bán thuốc thú y ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.

Để thực hiện nghiêm Luật Thú y ngày 16/9/2015 và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y. Đồng thời ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không đúng quy định của pháp luật hiện hành; buôn bán, kinh doanh thuốc thú y không đảm bảo chất lượng. UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các Sở, Ngành liên quan triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Tăng cường tổ chức hoạt động tuyên truyền sâu rộng đến các tổ chức, cá nhân chăn nuôi, buôn bán, giết mổ động vật, chế biến kinh doanh sản phẩm động vật, không đưa chất cm vào trong chăn nuôi, bơm nước vào động vật trước khi giết mổ, giết mổ động vật bị chết, bị bệnh để chế biến thực phẩm hoặc liên kết với người buôn bán thịt gia súc, gia cầm để gian lận thương mại, biến động vật chết, mc bệnh thành thực phẩm, đặc sản…… Khi phát hiện động vật chết, mắc bệnh phải báo ngay với cơ quan Thú y và UBND cấp xã để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Nghiêm cấm việc buôn bán, giết mổ động vật chết, mắc bệnh để sử dụng làm thực phẩm; vứt xác động vật ra ngoài môi trường theo quy định tại khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 18 Điều 13 của Luật thú y.

- Chủ động tổ chức kiểm tra, thanh tra theo quy định đối với các cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sơ chế, chế biến, kho bảo quản sản phẩm động vật, các cửa hàng buôn bán thuc Thú y trên địa bàn; công khai danh sách địa chỉ các cơ sở giết mổ, chế biến, kinh doanh thực phẩm tươi sống, cửa hàng buôn bán thuốc thú y vi phạm trên phương tiện thông tin để người tiêu dùng biết và tránh mua phải sản phẩm không đảm bảo an toàn. Thu hồi giấy phép kinh doanh, đình chỉ hoạt động của các cơ sở tái phạm.

- Tổ chức thông báo rộng rãi Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung để tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quan tâm đầu tư; căn cứ vào Quy hoạch để rà soát, nghiên cứu và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể; lập phương án đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung nếu thấy cần thiết. Chủ động đề xuất chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư xây dựng, vận hành cơ sở giết mổ tại địa phương với UBND tỉnh.

- UBND cấp xã có trách nhiệm quản lý hoạt động của các cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ (theo quy định của Luật Thú y). Vì vậy, trong khi chưa có cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, UBND cấp huyện chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn chủ động phối hợp với cơ quan Thú y tổ chức quản lý các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ để đảm bảo các cơ sở này tuân thủ đầy đủ các điều kiện vệ sinh thú y theo pháp luật hiện hành. Xác định lộ trình từng bước đưa hoạt động kiểm soát giết mổ đúng theo quy trình gồm trước, trong và sau khi giết mổ động vật.

- Tăng cường chỉ đạo, quản lý, giám sát các chương trình dự án cung cấp con giống gia súc, gia cm cho nông dân đảm bảo an toàn dịch bệnh. Các chủ đầu tư chương trình dự án hỗ trợ con giống phải có biện pháp buộc các nhà thầu, đơn vị tổ chức, cá nhân cung cấp con giống cam kết chịu trách nhiệm về việc đảm bảo an toàn dịch bệnh cho số con giống được cấp. Nếu phát hiện, xác định trường hợp con ging đưa vào làm lây bệnh cho đàn vật nuôi của địa phương (bệnh LMLM, cúm gia cầm, Tai xanh, Dịch tả lợn, Niu - cát - xơn, Dịch tả vịt ...) phải bồi thường trách nhiệm bao gồm việc tự bỏ chi phí tiêm phòng vắc xin, chi phí điều trị, chi phí chống dịch (nếu có).

- Chỉ đạo các lực lượng: Quản lý thị trường, Công an, Thú y phối hợp tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ động vật, sản phẩm động vật nhập vào địa bàn; ngăn chặn việc nhập lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới (đối với các huyện có cửa khẩu, lối mở, đường biên giới) nhằm phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thú y theo Quy định tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y (Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2017).

- Giao trách nhiệm cho người đứng đầu chính quyền địa phương, đơn vị đối với hoạt động quản lý, vận chuyển, giết mổ, buôn bán thuốc thú y trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật.

2. S Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chỉ đạo Chi cục Thú y và các đơn vị trực thuộc phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát động vật, sản phẩm động vật nhập vào địa bàn tỉnh, động vật làm giống thuộc các chương trình dự án; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân cung cấp con giống cho các dự án hỗ trợ thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh khi thực hiện dự án; hướng dẫn các cơ sở giết mnhỏ lẻ thực hiện các quy định về vệ sinh thú y.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giết mổ động vật tại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ; các cơ sở buôn bán, kinh doanh, thu gom, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật nhằm phát hiện, xử lý vi phạm theo đúng quy định của Luật Thú y, Luật An toàn thực phẩm, các Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y; Chỉ thị số 13/2016/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành; chủ động nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành Trung ương để tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh các chỉ đạo đối với hoạt động vận chuyển, giết mổ và quản lý thuốc thú y trên địa bàn.

3. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải Quan Điện Biên, Sở Công Thương, S Giao thông vận tải:

- Chỉ đạo các phòng, ban đơn vị trực thuộc chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và chính quyền địa phương lập chuyên án đấu tranh, triệt phá tận gốc các tổ chức đường dây có hành vi buôn bán, giết mổ động vật chết, mắc bệnh để chế biến thực phẩm; động vật bị bơm nước, động vật sử dụng chất cấm, sử dụng thuốc an thần trước khi giết mổ. Trường hợp phát hiện vi phạm thực hiện xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật hiện hành, bao gồm hình thức kiểm dịch lại động vật, sản phẩm động vật (trường hợp nhập tỉnh), phạt tiền với mức tối đa, tiêu hủy, chuyển đổi mục đích sử dụng, xử lý gian lận thương mại. Nếu mức độ vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng cần xem xét xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đin Biên Phủ:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng đến tổ chức, cá nhân kinh doanh, buôn bán động vật, sản phẩm động vật, người chăn nuôi các quy định của pháp luật hiện hành về lĩnh vực thú y; nâng cao sự hiểu biết của người tiêu dùng trong việc lựa chọn các sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Căn cứ Chthị này, yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đơn vị; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể t
nh;
- Các Sở, ban ngành t
nh;
- Đài PTTH tỉnh, Báo ĐBP;
- Lưu: VT, KTN(
NNT).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lò Văn Tiến

 

9
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ