Chỉ thị 11/CT-NH năm 1994 về công tác khoa học và công nghệ Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành

Số hiệu 11/CT-NH
Ngày ban hành 23/08/1994
Ngày có hiệu lực 23/08/1994
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước
Người ký Cao Sỹ Kiêm
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/CT-NH

Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 1994

 

CHỈ THỊ

VỀ CÔNG TÁC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG

Trong những năm đổi mới hoạt động Ngân hàng vừa qua, công tác khoa học và công nghệ Ngân hàng đã có những đóng góp đáng kể. Hoạt động khoa học và công nghệ Ngân hàng đã đạt được những bước tiến sau đây :

Một là : Đã bám sát được thực tiễn của Việt Nam và của đối tượng phục vụ là đổi mới toàn diện ngành Ngân hàng.

Hai là : Đã kết hợp được kinh nghiệm Quốc tế với điền kiện thực tiển của Việt Nam để giải quyết những mục tiêu đối với một cách vững chắc, thực tế và có hiệu quả.

Ba là : đã và đang phát triển thành hoạt động rộng rãi, từ trung ương đến cơ sở, từ trong ngành ra ngoài ngành, động viên được lực lượng khoa học, phục vụ cho sự nghiệp đổi mới toàn ngành.

Bốn là : Đã có quyết tâm khắc phục sự trì trệ trong lĩnh vực tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian tới.

Nhờ sự đóng góp nói trên, tới nay ngành Ngân hàng đã có bước chuyển căn bản về hệ thống tổ chức bộ máy, về nội dung hoạt động, về kỹ thuật nghiệp vụ, phong thái giao tiếp và năng lực điều hành.

Tuy nhiên, trước yêu cầu to lớn của quá trình hiện đại hoá và công nghiệp hoá đất nước, công tác khoa học và công nghệ Ngân hàng hiện nay còn bộc lộ nhiều thiếu sót, thể hiện trên các mặt sau đây... Một là : Còn biến chuyển chậm so với đòi hỏi của quá trình đổi mới. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học chậm hoàn thành và phát huy hiệu quả ; lý luận Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường có điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN chưa được làm sáng rõ, cơ chế nghiệp vụ công nghệ. Ngân hàng còn chậm phát triển.

Hai là : Tổ chức công tác nghiên cứu và quản lý khoa học - công nghệ còn phân tán, nhiều đầu mối, khó phối hợp kết quả với nhau, dễ gây lãng phí và phức tạp cho việc phát huy lực lượng cán bộ khoa học và tiền vốn.

Ba là : Chưa được tiến hành thật mạnh mẽ, chưa gắn chặt và theo kịp yêu cầu của thực tiến đổi mới, thường chạy sau thực tiễn, chưa đi trước tham mưu mở đường và dự báo cho thực tiễn.

Bốn là : Chất lượng các công trình nghiên cứu chưa cao, giá trị tham khảo còn thấp.

Năm là : Đội ngũ cán bộ khoa học và cán bộ làm công tác nghiên cứu, nhất là cán bộ nghiên cứu chính sách còn mỏng về số lượng và ít có điều kiện nâng cao năng lực khoa học.

Tình hình trên đây đòi hỏi phải cấp bách chấn chỉnh lại công tác khoa học, công nghệ Ngân hàng trên các lĩnh vực. Đính hướng nghiên cứu và ứng dụng, tổ chức hệ thống quản lý - nghiên cứu đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và chính sách đối với cán bộ nghiên cứu, cán bộ khoa học.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu toàn ngành thực hiện một số chủ trương và biện pháp sau đây :

I. Công tác khoa học công nghệ Ngân hàng đến năm 2000

Từ nay đến năm 2000, ngành Ngân hàng Việt Nam phải thực hiện triệt để sự đổi mới toàn diện trên tất cả các mặt theo định hướng của Đảng và Nhà nước, Công tác khoa học - Công nghệ Ngân hàng sẽ tiếp tục được chấn chỉnh phù hợp với nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/3/1991 của Bộ chính trị về "Khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới" và với Nghị định 35-HĐBT ngày 28/1/1992 về công tác quản lý khoa học và công nghệ, cụ thể là :

1. Đáp ứng nhu cầu xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ thông suốt qua các công cụ điều tiết gián tiếp khối lượng tiền kiềm chế lạm phát để ổn định tiền tệ, tạo điều kiện cho tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.

2. Phát triển tri thức để từng bước ứng dụng công nghệ Ngân hàng tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, trước hết là trong lĩnh vực thanh toán nội địa và quốc tế. Về căn bản, thay đổi bộ mặt Ngân hàng qua việc áp dụng tin học. Đa dạng hoá hình thức huy động vốn và kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Mũi nhọn trước mắt là xây dựng và hoàn thiện thị trường theo các tiêu chuẩn quốc tế thông dụng để tạo lập môi trường huy động vốn và đầu tư.

3. Phục vụ cho việc tiếp tục tổ chức lại hệ thống Ngân hàng. Xây dựng một Ngân hàng Trung ương vững mạnh với hệ thống cơ sở thích hợp, đủ sức quản lý Nhà nước về hoạt động tiền tệ - Ngân hàng. Hệ thống Ngân hàng Thương mại Quốc doanh phát triển toàn diện nghiệp vụ và dịch vụ của một Ngân hàng đa năng hiện đại, có khả năng cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả, giữ vị trí độc lập trong hệ thống Ngân hàng 2 cấp.

II. Một số chính sách cụ thể đối với cán bộ khoa học và người làm công tác khoa học :

A. Chính sách ưu đãi với cá nhân cán bộ khoa học :

Cán bộ khoa học được ưu tiên bố trí thời gian, phương tiện đi lại, phương tiện thông tin và các điều kiện vật chất khác cho mục đích giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đồng thời cán bộ khoa học cũng có nghĩa vụ tham gia đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và thông tin khoa học cho đồng nghiệp.

- Cán bộ khoa học có tham gia đào tạo nghiên cứu sinh, có các công trình khoa học (cá nhân hoặc tập thể) từ cấp Bộ trở lên được ghi nhận để xét phong hàm giáo sư, Phó giáo sư theo quy chế chung. - Cán bộ khoa học và người làm công tác khoa học được nhận thù lao giảng dạy, viết sách, viết báo, tường thuật khoa học nghiên cứu công trình, áp dụng công trình chuyển giao công nghệ, tư vấn trong và ngoài ngành, không khống chế mức tối đa và không bắt buộc phải đóng góp cho cơ quan quản lý cán bộ (trừ trường hợp có quy định của Nhà nước).

- Cán bộ khoa học được ưu tiên mời dự cáo hội thảo chuyên đề, hội thảo khoa học, hội nghị toàn ngành (6 tháng, 1 năm) và được cung cấp miễn phí tài liệu tham khảo, (trường hợp cơ quan tổ chức có thu tiền tài liệu thì được cơ quan cử cán bộ thanh toán).

Những cán bộ khoa học không giữ các chức vụ lãnh đạo nếu có cống hiến nhiều cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học có thể được mới đặc cách tham gia các đoàn khảo sát, học tập, hội thảo khoa học ở nước ngoài.

Cán bộ khoa học ngoài ngành có đóng góp lớn cho ngành Ngân hàng sẽ có các hình thức ưu đãi thích hợp.

B. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ khoa học :

[...]