Chỉ thị 10400/CT-BNN-QLCL năm 2016 về tăng cường phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội xuân 2017 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 10400/CT-BNN-QLCL |
Ngày ban hành | 09/12/2016 |
Ngày có hiệu lực | 09/12/2016 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Nguyễn Xuân Cường |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10400/CT-BNN-QLCL |
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2016 |
Vào dịp cuối năm và đầu năm mới, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán và Lễ Hội Xuân, hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nông sản thực phẩm tăng cao, bên cạnh đó do yếu tố bất lợi của thời tiết dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm.
Để tăng cường phòng chống dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ Hội Xuân 2017, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các nội dung chính sau đây:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
- Chỉ đạo tăng cường tuyên truyền để người chăn nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của Cơ quan thú y;
- Chỉ đạo chính quyền cơ sở, hệ thống thú y địa phương tăng cường giám sát phát hiện sớm ổ dịch để xử lý kịp thời, hiệu quả dịch bệnh khi mới phát sinh;
- Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ ngăn chặn lây lan dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; đặc biệt kiểm soát ngăn chặn vận chuyển động vật, sản phẩm động vật bất hợp pháp qua biên giới. Đảm bảo chủ động kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và không để xảy ra bùng phát dịch trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
b) Về bảo vệ thực vật
- Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công lãnh đạo và cán bộ tăng cường công tác trực ban; phối hợp chặt chẽ với địa phương giám sát sinh vật gây hại để phát hiện, cảnh báo và hướng dẫn nông dân phòng, chống kịp thời;
- Chú trọng các sinh vật gây hại chính như các tỉnh phía Nam tập trung xuống giống đồng loạt, né rầy; huy động lực lượng ra quân phòng chống chuột, tập trung trước và đầu vụ sản xuất; theo dõi và phòng chống rầy tại các tỉnh Nam bộ và Duyên Hải Nam Trung bộ. Theo dõi và phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu; bệnh sương mai, thán thư trên cây nhãn, vải và các sinh vật hại chính trên cây công nghiệp cây ăn quả khác;
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương thông báo tình hình sinh vật gây hại, vận động nông dân thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm và phòng chống kịp thời, không tiến hành phun thuốc khi không cần thiết để “yên tâm ăn Tết”.
c) Về bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kế hoạch hành động năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp” và tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả, báo cáo Bộ;
- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn và giám sát các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản tuân thủ các quy định đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; hướng dẫn người dân nhận biết sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản phẩm đã được kiểm soát và chứng nhận an toàn thực phẩm; đẩy mạnh công tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm an toàn, địa chỉ bán sản phẩm an toàn để người tiêu dùng tiếp cận, lựa chọn;
- Tổ chức các đợt kiểm tra, thanh tra đột xuất về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản có nguy cơ cao, tiêu thụ nhiều trong dịp tết (thịt, giò chả, thủy sản, rau, quả...) để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để người dân được biết, tránh sử dụng;
- Tổ chức tiếp nhận, xử lý và thông tin kịp thời cáo sự cố mất an toàn thực phẩm xảy ra tại địa phương.
2. Đối với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo các Chi cục Chăn nuôi - Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thường xuyên nắm chắc diễn biến, phát hiện sớm ổ dịch ở các địa bàn có nguy cơ cao và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả;
- Tăng cường kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm;
- Bố trí đầy đủ cán bộ để thực hiện kiểm dịch động vật vào các ngày nghỉ, lễ tết và ngoài giờ đáp ứng yêu cầu của Doanh nghiệp và tránh tình trạng ách tắc hàng hóa tại các cửa khẩu.
b) Cục Bảo vệ Thực vật
- Chỉ đạo các Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thường xuyên nắm chắc diễn biến, sự phân bố và dự báo khả năng phát sinh gây hại đồng thời hướng dẫn người dân các biện pháp phòng chống sinh vật gây hại kịp thời và hiệu quả;
- Tăng cường kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm;
- Bố trí đầy đủ cán bộ để thực hiện kiểm dịch thực vật vào các ngày nghỉ, lễ tết và ngoài giờ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và tránh tình trạng ách tắc hàng hóa tại các cửa khẩu.
c) Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sân và Thủy sản