Chỉ thị 09/2003/CT-UB về tăng cường kiểm tra, truy quét và xử lý đối tượng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Số hiệu | 09/2003/CT-UB |
Ngày ban hành | 19/05/2003 |
Ngày có hiệu lực | 19/05/2003 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Phước |
Người ký | Nguyễn Tấn Hưng |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2003/CT-UB |
Bình Phước, ngày 19 tháng 05 năm 2003 |
CHỈ THỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Ban chỉ đạo (viết tắt BCĐ) bảo vệ rừng các cấp sau 04 năm hoạt động, với nhiều nỗ lực đã đạt được một số kết quả nhất định phần nào làm chậm tốc độ mất rừng, nhưng kết quả công tác bv rừng vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa giảm, còn xảy các vụ vi phạm với tính chất nghiêm trọng, có tổ chức, quy mô lớn. Tài nguyên rừng mất đi, đất rừng bị bao chiếm, xâm canh không những làm suy giảm chất lượng môi trường sống mà còn gây mất trật tự an ninh, xã hội, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông thôn.
Nguyên nhân chính do quản lý rừng của các chủ rừng lỏng lẻo; ngăn chặn phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp ngay từ đầu chưa đạt kết quả tốt; xử lý các đối tượng vi phạm chưa kiên quyết và kịp thời.
Để chấm dứt tình trạng trên, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16/CT-TU của Tỉny uỷ, lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, kiên quyết tấn công vào tệ nạn phá rừng, lấm chiếm đất lâm nghiệp, xóa bỏ những tụ điểm, tổ chức mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép, xem đây là khâu quyết định để chặt đứt đường dây tổ chức phá rừng trên tất cả các địa phương trong tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị cho các cấp ngành và các đơn vị liên quan tăng cường thực hiện một số biện pháp sau đây:
1. Các Ban chỉ đạo bảo vệ rừng các cấp tỉnh, huyện, xã:
1.1. Rà soát lại tổ chức nhân sự đủ thành phần thực hiện Thông tư liên Bộ số 144/2002/TT-BNN PTNT-BCA-BQP ngày 13/12/2002 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND các cấp là Trưởng ban, Phó ban trực là cơ quan kiểm lâm.
BCĐ bảo vệ rừng các cấp nhanh chóng xây dựng phương án bảo vệ rừng hàng năm thật sát hợp với tình hình, trình cấp trên có thẩm quyền phê duyệt. Trong phương án thể hiện nổi bật các nội dung:
- Xác định rõ các vùng trọng điểm phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khu vực dễ xảy ra cháy rừng, tụ điểm mua bán, tàng trữ, chế biến lâm sản trái phép trên địa bàn quản lý.
- Hàng năm lập chương trình kế hoạch kiểm tra truy quét, xóa bỏ tụ điểm tàng trữ, mua bán lâm sản trái phép, phòng chống cháy rừng trên địa bàn quản lý.
- Dự toán kinh phí, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cho công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.2. Trong thực hiện kiểm tra truy quét, BCĐ bảo vệ rừng các cấp kiên quyết xử lý các vụ việc vi phạm theo tinh thần Chỉ thị 287/TTg, Chỉ thị 19/TTg của Thủ tướng Chính phủ bằng các biện pháp, theo từng thời điểm sau:
- Đối với đất lâm nghiệp bị lấn chiếm đã quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính 2 năm, cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm đóng góp kinh phí cho quỹ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và được các lâm trường, BQL rừng ký hợp đồng giao khoán đất lâm nghiệp sử dụng theo mục đích lâm nghiệp. Riêng đối với đất lấn chiếm thuộc Vườn Quốc gia Bù Gia Mập – lâm nghiệp đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt thì kiên quyết thu hồi giao lại cho Vườn quốc gia, các lâm trường và BQL rừng thực hiện dự án.
- Đối với đất lâm nghiệp bị lấn chiếm đang trong thời hiệu xử phạt hành chính 2 năm, nếu chưa đủ yếu tố khởi tố hình sự thì xử phạt hành chính, nhổ bỏ cây trồng, bắt phá bỏ nhà, chòi rẫy, kiên quyết trục xuất dân cư trú bất hợp pháp ra khỏi rừng và thu hồi đất, buộc người vi phạm trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.
Trường hợp nhiều người cùng phát một diện tích xem như là đồng phạm, là vi phạm có tổ chức. Mỗi người phải chịu xử phạt cùng một mức phạt chung tính trên tổng số diện tích rừng đã bị thiệt hại.
Trường hợp không bắt được đương sự quả tang lúc phá rừng, chủ rừng phối hợp với các thành phần ở địa phương, lập biên bản xác định về vị trí, diện tích rừng bị thiệt hại. Tiếp tục theo dõi đến khi đương sự trồng tỉa, bắt giữ và xử lý theo quy định. (Thời điểm bắt giữ đối tượng vi phạm lập biên bản là thời điểm để tính thời hiệu xử phạt hành chính).
1.3. Cấp xã thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng theo Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ; kết hợp với kiểm lâm phụ trách địa bàn và chủ rừng trên địa giới quản lý để thực hiện chương trình kế hoạch kiểm tra truy quét trong phương án BVR. Kết hợp thực hiện công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp trên từng tiểu khu rừng theo Chỉ thị số 32/2000/CT-BNN-KL ngày 27/3/2000 của Bộ trường Bộ Nông nghiệp & PTNT. Kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền và báo cáo thường kỳ hàng tháng số liệu chính xác về tình hình diễn biết mất rừng, trồng rừng trên địa bàn xã. Khi vụ việc vi phạm lớn xảy ra vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo BCĐ bảo vệ rừng cấp trên để được hỗ trợ.
1.4. Cấp huyện thành lập đoàn kiểm tra do kiểm lâm (là Phó ban trực BCĐ bảo vệ rừng) chủ trì phối hợp với lực lượng công an, quân đội, biên phòng, Phòng Nông nghiệp & PTNT - Địa chính …, đảm bảo số lượng đủ mạnh để thực hiện kế hoạch kiểm tra truy quét trong phương án bảo vệ rừng hàng năm của huyện, trấn áp lâm tặc, xử lý các trường hợp lấn chiếm đất lâm nghiệp và hỗ trợ Ban bảo vệ rừng các xã khi cần thiết.
1.5. Cấp tỉnh thực hiện Thông tư liên Bộ số 144/2002/TT-BNN PTNT-BCA-BQP ngày 13/12/2002 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, sẵn sàng lực lượng hỗ trợ cấp huyện khi cần thiết; duyệt phương án bảo vệ rừng cấp huyện; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện phương án bảo vệ rừng các cấp.
2. Giao sở Nông nghiệp & PTNT:
2.1. Dự trù kinh phí trình UBND tỉnh phê duyệt để trong năm 2003 tổ chức đóng mốc, bảng, lập hồ sơ quản lý 3 loại rừng (rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) theo Quyết định số 3013/1997/QĐ-BNN-PTNT của Bộ Nông nghiệp & PTNT.
2.2. Chỉ đạo lâm trường và BQL rừng rà soát, thống kê các hộ lấn chiếm đất lâm nghiệp trên từng tiểu khu, diện tích lấn chiếm, năm lấn chiếm, loại cây trồng … đề xuất ý kiến để làm cơ sở cho BCĐ bảo vệ rừng các cấp xử lý, giải quyết các trường hợp vi phạm lấn chiếm đất lâm nghiệp. Xác định rõ diện tích giữ rừng tập trung, diện tích giao đất, khoán rừng cho dân và các tổ chức khác.
2.3. Chỉ đạo lâm trường, BQL rừng lập kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng trênlâm phần được giao quản lý sử dụng, cùng với chính quyền địa phương huyện, xã giải quyết việc bố trí lại dân cư, giải quyết đất sản xuất cho đồng bào đất thiểu số tại chỗ và dân nghèo thiếu đất sản xuất. Lập kế hạch để có kinh phí trồng rừng ngay trên đất lâm nghiệp bị lấn chiếm đã được xử lý thu hồi, tránh trường hợp chậm trễ thời vụ trồng rừng để xảy ra tình trạng lấn chiếm.
3.1. Ngoài nhiệm vụ là Phó ban trực BCĐ bảo vệ rừng tỉnh, chỉ đạo thực hiện phân công, bố trí, kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ công tác, hướng dẫn nghiệp vụ cho các kiểm lâm viên phụ trách địa bàn các xã làm nhiệm vụ trực tiếp phối hợp với UBND xã và lực lượng bảo vệ rừng của lâm trường, BQL rừng để làm tăng hiệu quả việc phát hiện và ngăn chặn từ đầu đến các dấu hiệu, hành vi vi phạm phá rừng, lấn chiếm đất rừng.
3.2. Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp & PTNT trong việc quản lý bảo vệ loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, tập trung cho rừng phòng hộ cấp rất xung yêế và đặc biệt chú ý công tác bảo vệ Vườn quốc gia Bù Gia Mập.
3.3. Hướng dẫn chủ rừng, UBND huyện, xã nghiệp vụ chuyên môn để thực hiện công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đất rừng; tập hợp và công bố chính thức số liệu diễn biến tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp hàng năm của tỉnh cho Bộ Nông nghiệp & PTNT và Chính phủ theo định kỳ.
3.4. Xử lý các trường hợp vi phạm lâm luật theo quy định của pháp luật, trường hợp đủ yếu tố khởi tố hình sự phải hoàn chỉnh hồ sơ chuyển cơ quan chức năng một cách nhanh chóng và kịp thời. Phù hợp với UBND huyện, UBND xã xóa bỏ các tụ điểm chế biến, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép.