Chỉ thị 08/CT-BGTVT về tổ chức thực hiện "Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" năm 2016 trong ngành giao thông vận tải do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 08/CT-BGTVT
Ngày ban hành 29/08/2016
Ngày có hiệu lực 29/08/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Trương Quang Nghĩa
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/CT-BGTVT

Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN “NGÀY PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” NĂM 2016 TRONG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 quy định “Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Sau hơn 03 năm thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật, Ngày Pháp luật đã được cán bộ, công chức, người lao động và học viên, sinh viên ngành Giao thông vận tải tích cực hưởng ứng, triển khai nghiêm túc, tạo hiệu ứng tích cực, góp phần xây dựng lối sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Để tiếp tục triển khai thực hiện Ngày Pháp luật năm 2016 có chất lượng, thiết thực và hiệu quả, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành Giao thông vận tải triển khai thực hiện các nội dung sau:

1. Mục đích, yêu cầu

- Tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp và pháp luật trong quản lý đất nước và kiến tạo sự phát triển xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; giáo dục ý thức thượng tôn Hiến pháp, pháp luật trong toàn xã hội. Hưởng ứng Ngày Pháp luật bằng hành động, việc làm cụ thể, thường xuyên nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện và bền vững trong ý thức tự giác tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

- Triển khai thực hiện Ngày Pháp luật bảo đảm thiết thực, Tiết kiệm, hiệu quả, có trọng tâm, trọng Điểm; bám sát các nhiệm vụ chính trị của Ngành, trọng tâm là công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật.

2. Chủ đề của Ngày Pháp luật năm 2016

Nâng cao năng lực xây dựng, thực thi pháp luật; giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; phát huy dân chủ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

3. Khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến

Các cơ quan, đơn vị trong Ngành căn cứ vào tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị để lựa chọn các khẩu hiệu như:

- “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

- “Cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu chấp hành và bảo vệ Hiến pháp và pháp luật”.

- “Tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

- “Chấp hành và bảo vệ Hiến pháp, pháp luật là nét đẹp văn hóa, là việc làm thiết thực của mỗi người dân để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân”.

- “Toàn dân tích cực tìm hiểu, học tập và thực hiện Hiến pháp và pháp luật”.

- “Tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân”.

Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, tham khảo một số các khẩu hiệu được Bộ Tư pháp cung cấp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp từ ngày 01/9/2016.

4. Nội dung

Gắn với quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; các Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2016 - 2020) và các luật, pháp lệnh mới ban hành; củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân vào chế độ; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật, trong đó trọng tâm là:

- Quán triệt, phổ biến sâu rộng nội dung chính sách trong các văn bản pháp luật, các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý; các quy định mới được sử đổi, bổ sung, thay thế, chú trọng đến các quy định liên quan trực tiếp đến cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

- Tổ chức thi hành đầy đủ, nghiêm túc các quy định của pháp luật gắn với xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách hành chính, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp.

- Giáo dục ý thức và lợi ích của việc tôn trọng, tuân thủ, chấp hành pháp luật; xây dựng, bồi dưỡng nhân rộng gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật; phê phán đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật gắn với xây dựng ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý trong cán bộ, nhân dân.

- Tôn vinh những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật; tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân tuân thủ, chấp hành chính sách, pháp luật.

5. Hình thức tổ chức Ngày Pháp luật

Căn cứ vào Điều kiện thực tế, các cơ quan, đơn vị có thể lựa chọn các hình thức tổ chức cho phù hợp, cụ thể như:

- Tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật hoặc lồng ghép hưởng ứng thông qua các hoạt động chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ chính trị và Điều kiện thực tiễn của cơ quan, đơn vị.

- Tổ chức tọa đàm, tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức pháp luật mới gắn với thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

- Tổ chức tuyên truyền thông qua các hình thức như sử dụng loa truyền thanh, áp phích, pa- nô, băng rôn, cờ, phướn....

[...]