Chỉ thị 07/CT-UBND về công tác phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng mùa mưa bão năm 2018 do tỉnh Hà Nam ban hành

Số hiệu 07/CT-UBND
Ngày ban hành 18/07/2018
Ngày có hiệu lực 18/07/2018
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Nguyễn Xuân Đông
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/CT-UBND

Hà Nam, ngày 18 tháng 7 năm 2018

 

CHỈ THỊ

VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI, NHÀ Ở VÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG MÙA MƯA BÃO NĂM 2018

Thực hiện Công văn số 1556/BXD-GĐ ngày 28 tháng 6 năm 2018 của Bộ Xây dựng về việc phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng mùa mưa bão năm 2018.

Để tăng cường tính chủ động trong phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh trong mùa mưa bão năm 2018, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, địa phương, đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn):

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo kịp thời, ứng phó hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án chi tiết ứng phó các loại hình thiên tai theo cấp độ rủi ro. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2018.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Tập trung rà soát các khu đô thị, các điểm dân cư đặc biệt là các khu, điểm tái định cư, những điểm xung yếu có nguy cơ xảy ra mưa đá, gió lốc, lũ quét, sạt lở đất,... tuyên truyền, cảnh báo Nhân dân và có phương án ứng phó kịp thời với tình huống bất lợi khi thiên tai xảy ra.

- Đối với nhũng điểm dân cư nằm trong vùng nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất... cần phải di chuyển để đảm bảo an toàn nhưng chưa tổ chức tái định cư lâu dài cho người dân thì các địa phương phải xây dựng phương án và cụ thể hóa việc tổ chức phòng tránh, sẵn sàng sơ tán người và tài sản đến vị trí an toàn.

- Thường xuyên nắm bắt tình hình diễn biến thiên tai để chủ động cảnh báo, thông tin kịp thời đến các xã, phường, thị trấn, thôn để người dân biết, chủ động ứng phó.

- Phối hợp với các chủ đầu tư rà soát các công trình đang triển khai thi công trên địa bàn, có biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình trong mùa mưa lũ. Các địa phương có đê, kè phải chủ động, phối hợp với các cơ quan quản lý tổ chức kiểm tra, phát hiện các dấu hiệu hư hỏng để có kế hoạch sửa chữa trước mùa mưa lũ.

- Kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng, san ủi đất, không để xảy ra việc gây lấn chiếm, cản trở dòng chảy. Kiểm tra việc khai thác cát trên sông, đá trên núi để đảm bảo an toàn và khả năng tiêu thoát lũ thuận lợi và nhanh nhất.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước đô thị và các công trình thủy lợi:

+ Kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước của khu vực đô thị nhằm đảm bảo việc phân vùng, thoát lũ, đảm bảo chống ngập úng đô thị.

+ Kiểm tra kế hoạch duy tu, bảo trì và nạo vét hệ thống tiêu thoát nước chính tại các khu vực thường xuyên xảy ra ngập úng cục bộ khi có mưa, bão và có các giải pháp khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ khi có mưa lớn.

+ Kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị như hào kỹ thuật, trạm biến áp, cột điện, chặt tỉa cây xanh nhằm đảm bảo an toàn cho con người, công trình xây dựng trong đô thị.

+ Kiểm tra, đánh giá các điều kiện kỹ thuật, mức độ an toàn tại các cấu kiện (miệng cống, miệng hố thu, nắp hố ga,...) của các công trình thoát nước, cấp nước, công trình ngầm, hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Trường hợp có hư hỏng, không đảm bảo an toàn, phải có giải pháp xử lý bổ sung, thay thế phù hợp, đảm bảo an toàn theo đúng quy định. Đặc biệt lưu ý đến các miệng cống, hố ga thu nước chưa lắp tấm chắn rác hoặc có lắp nhưng đã hỏng hoặc bị mất cắp dọc các tuyến đường giao thông, đường đô thị trong các khu tái định cư.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn:

+ Thực hiện tốt công tác kiểm tra đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công các công trình xây dựng của các tổ chức, cá nhân trước mùa mưa bão.

+ Tuyên truyền, hỗ trợ và yêu cầu người dân thực hiện gia cố, giằng chống, đặc biệt đối với các nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ. Kiểm tra, rà soát và có biện pháp sửa chữa, gia cường đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão đối với công trình có sử dụng mái tôn, mái fibro xi măng, trần nhựa, cửa kính, công trình gắn panô, biển quảng cáo trên cao.

+ Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tự kiểm tra, xử lý các tồn tại đường dây hạ thế sau công tơ, hệ thống điện sinh hoạt trong nhà, nâng cao các ổ cắm, bảng điện có khả năng bị ngập do lũ,.... Đồng thời, tổ chức chặt tỉa cây cối đề phòng sự cố, tai nạn điện; kiểm tra, giải quyết các trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp; thường xuyên tuyên truyền, thông báo đến nhân dân chú ý đề phòng để tránh xảy ra tai nạn điện giật khi mưa to, gió lớn, ngập úng như: cháy, nổ ở đường dây điện, trạm điện, dây điện đứt, cột điện đổ, sứ vỡ, rò điện, nước tràn vào trạm điện.

3. Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo toàn ngành phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các công trình đê, đập thuộc chức năng quản lý của ngành; có kế hoạch gia cố, tu sửa trước mùa mưa lũ. Đối với các công trình thủy lợi đang thi công, phối hợp với các địa phương chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công, có biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình trong mùa mưa lũ.

- Các Sở: Xây dựng, Giao thông Vận tải, Công Thương: Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với chất lượng công trình xây dựng; thông báo và có hướng dẫn đến các chủ đầu tư để xây dựng phương án đảm bảo an toàn đối với con người và thiết bị công trình đang thi công xây dựng khi có mưa bão. Phối hợp với UBND các huyện, thành phố trong công tác rà soát quy hoạch thoát nước đô thị, khu dân cư trước ảnh hưởng của mưa lớn, bão lốc. Có kế hoạch đảm bảo thông suốt các tuyến đường trọng điểm; chuẩn bị phương án trong trường hợp giao thông bị chia cắt do mưa lũ.

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh: Kiểm tra, rà soát các công trình đang thi công do đơn vị chủ đầu tư, có phương án đảm bảo an toàn cho người và thiết bị công trình trong điều kiện mưa bão. Kiểm tra công tác kiểm định để đảm bảo an toàn các cột phát sóng do đơn vị quản lý vận hành. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện cần thiết để sẵn sàng tham gia giúp đỡ sơ tán nhân dân; ứng cứu và xử lý kịp thời trong quá trình tổ chức công tác tìm kiếm cứu nạn khi có các tình huống khẩn cấp.

- Sở Tài nguyên Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch, tổ chức tăng cường kiểm tra, tuần tra hoạt động khai thác tài nguyên trên các sông, trên núi đá, núi đất để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kiên quyết các trường hợp khai thác không phép, trái phép gây sạt lở núi, sông, cản trở dòng chảy. Chủ động nắm chắc diễn biến thời tiết trong từng thời gian kịp thời báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp chỉ đạo, đảm bảo không để bị động bất ngờ.

- Sở Thông tin và Truyền thông, Công ty Viễn thông Hà Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh:

+ Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với UBND các huyện, thành phố thực hiện tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống thiên tai theo các tài liệu hướng dẫn của Bộ Xây dựng được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng Hà Nam gồm: Hướng dẫn phòng và giảm thiểu thiệt hại do bão cho nhà ở; Khuyến cáo lắp đặt bồn nước cho nhà và công trình; Hướng dẫn phân loại nhà an toàn; Quy trình kiểm định các công trình an ten thu phát sóng viễn thông, truyền thanh truyền hình.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ