Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2023 về tổ chức thực hiện Chiến lược cải cách Hệ thống thuế đến năm 2030 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
Số hiệu | 06/CT-UBND |
Ngày ban hành | 06/04/2023 |
Ngày có hiệu lực | 06/04/2023 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Vĩnh Long |
Người ký | Lữ Quang Ngời |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND |
Vĩnh Long, ngày 06 tháng 4 năm 2023 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH HỆ THỐNG THUẾ ĐẾN NĂM 2030
Nhằm kịp thời thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách Hệ thống thuế trong các văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết của Ban Chấp hành TW, Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Quốc hội về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính quốc gia giai đoạn 2021-2025 cũng như định hướng những mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược Tài chính đến năm 2030.
Ngày 23/04/2022 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 508/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, là kim chỉ nam để ngành thuế triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách Hệ thống thuế hướng tới đạt được mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Hướng tới việc hoàn thiện hệ thống chính sách thuế gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu; hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong pháp luật thuế và chính sách miễn, giảm, bảo đảm tính trung lập của thuế; xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, chuyên sâu, chuyên nghiệp theo phương pháp quản lý rủi ro, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp…dựa trên nền tảng thuế điện tử và ba trụ cột cơ bản: thể chế quản lý thuế đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập; nguồn nhân lực chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới; công nghệ thông tin hiện đại, tích hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong bối cảnh nền kinh tế số…Đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu cải cách Hệ thống thuế đến năm 2030, cụ thể như sau:
I. Về quy mô thu ngân sách từ thuế, phí, bảo đảm duy trì tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước từ thuế, phí ở mức ổn định, hợp lý và phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn 05 năm 2021 - 2025 và 2026 - 2030, trong giai đoạn đầu tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, cụ thể:
- Đến năm 2025: tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân không thấp hơn 16% GRDP trên địa bàn tỉnh, trong đó: tỷ lệ huy động từ thuế, phí khoảng 13 - 14% GRDP; tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước phấn đấu đến năm 2025 đạt khoảng 85 - 86%.
- Đến năm 2030: tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước khoảng 16 - 17% GRDP trên địa bàn tỉnh, trong đó, tỷ lệ huy động từ thuế, phí khoảng 14 - 15% GRDP; tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 86 - 87%.
II. Về cải cách quản lý thuế
Hiện đại hoá toàn diện công tác quản lý thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam, trọng tâm là thể chế quản lý thuế, nguồn nhân lực và công nghệ thông tin, cụ thể: thể chế quản lý thuế đồng bộ, công khai, minh bạch, công bằng, áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tuân thủ tự nguyện, cơ quan thuế có đủ năng lực quản lý thuế hiệu quả, hiệu lực; đội ngũ công chức thuế chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính; hệ thống công nghệ thông tin tích hợp, tập trung, đáp ứng yêu cầu xử lý, cung cấp thông tin cho quản lý thuế, công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế và cung cấp dịch vụ điện tử, dịch vụ số cho người nộp thuế với các chỉ tiêu chủ yếu như:
a) Đến năm 2025
- Mức độ hài lòng của người nộp thuế với sự phục vụ của cơ quan thuế đạt tối thiểu 90%.
- Tỷ lệ hỗ trợ người nộp thuế được thực hiện qua phương thức điện tử đạt tối thiểu 70%.
- Tỷ lệ hồ sơ đăng ký thuế được cơ quan thuế giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ nhận được đạt tối thiểu 80%.
- Tỷ lệ khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế bằng phương thức điện tử của người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức đạt tối thiểu 98%; của cá nhân đạt tối thiểu 85%.
- Tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế, miễn, giảm thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả đúng hạn đạt tối thiểu 98%.
- Tỷ lệ tổng tiền thuế nợ đến thời điểm 31/12 hàng năm so với số thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước thu được trong năm không vượt quá 8% (trong đó phấn đấu tỷ lệ nợ đọng về thuế, phí dưới 5% tổng số thu ngân sách nhà nước). Tỷ lệ thu nợ đạt tối thiểu 80% nợ có khả năng thu thời điểm 31/12 năm trước chuyển sang.
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tích hợp, tập trung và đáp ứng 100% nhu cầu về thu thập, xử lý, lưu trữ, khai thác dữ liệu cho công tác quản lý thuế và chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế, cung cấp dịch vụ điện tử cho người nộp thuế; 100% thông tin về khai thuế, nộp thuế điện tử được xử lý trong 24 giờ; 100% số tiền nộp thuế điện tử được hạch toán theo thời gian thực nộp; 100% người nộp thuế được cấp tài khoản tra cứu nghĩa vụ thuế và nộp thuế điện tử trên nền tảng thiết bị di động thông minh. Hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu xử lý truy cập từ xa cho 98% công chức có chức năng, nhiệm vụ phải xử lý công việc ngoài trụ sở cơ quan thuế.
b) Đến năm 2030
- Mức độ hài lòng của người nộp thuế với sự phục vụ của cơ quan thuế đạt tối thiểu 95%.
- Tỷ lệ hỗ trợ người nộp thuế được thực hiện qua phương thức điện tử đạt tối thiểu 90%.
- Tỷ lệ hồ sơ đăng ký thuế được cơ quan thuế giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ nhận được đạt tối thiểu 90%.
- Tỷ lệ khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế bằng phương thức điện tử của người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức đạt tối thiểu 98%; của cá nhân đạt tối thiểu 90%.
- Tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế, miễn, giảm thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả đúng hạn đạt tối thiểu 98%.
- Tỷ lệ tổng tiền thuế nợ đến thời điểm 31/12 hàng năm so với số thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước thu được trong năm không vượt quá 7% (trong đó phấn đấu tỷ lệ nợ đọng về thuế, phí dưới 5% tổng số thu ngân sách nhà nước). Tỷ lệ thu nợ đạt tối thiểu 90% nợ có khả năng thu thời điểm 31/12 năm trước chuyển sang.
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tích hợp, tập trung và đáp ứng 100% nhu cầu về thu thập, xử lý, lưu trữ, khai thác dữ liệu cho công tác quản lý thuế và chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế, cung cấp dịch vụ điện tử cho người nộp thuế; 100% thông tin về khai thuế, nộp thuế điện tử được xử lý trong 24 giờ; 100% số tiền nộp thuế điện tử được hạch toán theo thời gian thực nộp; 100% người nộp thuế được cấp tài khoản tra cứu nghĩa vụ thuế và nộp thuế điện tử trên nền tảng thiết bị di động thông minh. Hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu xử lý truy cập từ xa cho 98% công chức có chức năng, nhiệm vụ phải xử lý công việc ngoài trụ sở cơ quan thuế.
Để việc tổ chức triển khai thực hiện thành công Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030, đảm sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa ngành Thuế với các Sở, Ban, Ngành tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long cụ thể như sau:
1. Cục Thuế tỉnh
- Cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 tại Quyết định số 508/QĐ-TTg; Quyết định số 2438/QĐ-BTC ngày 22/11/2022 của Bộ Tài chính về “Phê duyệt Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030” và Công văn số 4867/TCT-CC ngày 23/12/2022 của Tổng cục Thuế về việc tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030 và các chỉ tiêu cụ thể được nêu tại Mục I, II Chỉ thị này thành Chương trình thực hiện hàng năm theo từng lĩnh vực then chốt của công tác thuế đảm bảo khả thi, có kết quả rõ ràng và thống nhất với các chương trình hành động của Bộ Tài chính- Tổng cục Thuế.