Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Chỉ thị 06/CT-UBND về nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2019

Số hiệu 06/CT-UBND
Ngày ban hành 07/03/2019
Ngày có hiệu lực 07/03/2019
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Đặng Xuân Phong
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/CT-UBND

Lào Cai, ngày 07 tháng 03 năm 2019

 

CHỈ THỊ

VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU QUA ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI NĂM 2019

Thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa của Tỉnh trong những năm qua cho thấy, mặc dù xuất nhập khẩu qua địa bàn Tỉnh đã có sự tăng trưng về quy mô và giá trị, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và nguồn thu ngân sách của Tỉnh, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ (năm 2018 tỷ trọng dịch vụ chiếm 42,64%; tổng tổng giá trị xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu đạt 3.010 triệu USD, tăng gần 15% so với năm 2017; tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển qua Lào Cai đạt trên 11 triệu tấn, trong đó được vận chuyển qua đường bộ 6 triệu tấn, đường sắt 4 triệu tấn, đường sông 1 triệu tấn). Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu của Tỉnh còn nhiều yếu tố thiếu bền vững, chưa khai thác tối đa lợi thế của Tỉnh; tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa thô, sơ chế trong tổng khối lượng xuất khẩu vẫn còn cao, hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng trong hàng hóa xuất khẩu còn thp; hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh hiện nay là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, với tiềm lực kinh tế, nhân lực còn hạn chế, hợp tác giữa các doanh nghiệp Lào Cai với các doanh nghiệp trong và ngoài nước còn rất hạn chế.... Ngoài ra, yêu cầu về kiểm dịch và truy xuất nguồn gốc, kiểm tra xuất xứ đối với hàng hóa thông quan qua cửa khẩu Bắc Sơn (Hà Khẩu, Trung Quốc) ngày càng chặt chẽ; Cửa khu quốc tế đường sắt chưa phát huy được lợi thế do khác biệt về khổ đường ray; hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới không ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro... Do đó, nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu xuất nhập khẩu năm 2019 là 3,7 tỷ USD và đến năm 2020 đạt 4,6 tỷ USD (Đề án số 2 về phát triển Khu kinh tế tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020 phấn đấu 5 tỷ USD) rất nặng nề.

Để phát huy nhng kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm thúc đy hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn Tỉnh tăng trưởng nhanh và bn vững, hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch được giao trong năm 2019 và thời gian tiếp theo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp như sau:

I. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Chủ động, tích cực báo cáo đề xuất với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương ưu tiên đầu tư hạ tầng cho Khu KTCK Lào Cai và cho phép tỉnh Lào Cai được thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù.

2. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí, loại bỏ những nút thắt, rào cản đối với hoạt động xuất nhập khẩu.

3. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

4. Tăng cường công tác thông tin, định hướng hoạt động xuất nhập khẩu.

5. Tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như: Thủy sản, rau củ quả, sắn, điều, hồ tiêu, cao su, gạo...

6. Tăng cường, chủ động tổ chức hội đàm, trao đổi thông tin với các lực lượng chức năng của Trung Quốc để tháo gỡ khó khăn, rào cản trong xuất nhập khẩu.

7. Đẩy mạnh thực hiện các biện pháp về thanh toán, tín dụng, đảm bảo nguồn vốn phục vụ xuất nhập khẩu.

8. Huy động các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ XNK; phát triển dịch vụ logistics hỗ trợ xuất nhập khẩu.

9. Chủ động, tích cực triển khai các thỏa thuận được các cơ quan giữa hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) ký kết.

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Sở Công Thương

- Chủ trì thường xuyên rà soát, cập nhật tình hình thực tế, quy định hiện hành để tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh cơ chế, chính sách, quy định liên quan nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Quy chế phối hợp quản lý hoạt động mua bán, trao đi hàng hóa của cư dân biên giới.

- Đy nhanh tiến độ thiết lập các cặp chợ biên giới trên tuyến biên giới Lào Cai - Vân Nam để tạo thêm nhiều điểm thông quan phục vụ cho hoạt động XNK và mua bán trao đi hàng hóa cư dân biên giới. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng các trung tâm logistics quy mô lớn trên địa bàn tỉnh và phát triển dịch vụ logistics.

- Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Hội chợ phía Trung Quốc triển khai tổ chức thành công Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung năm 2019 tại Lào Cai; Tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của Việt Nam. Nghiên cứu đôi mới công tác xúc tiến thương mại theo hướng tăng các hoạt động xúc tiến theo chuyên đề, tập trung chiêu thương, kết nối các doanh nghiệp xuất nhập khẩu các mặt hàng có thế mạnh đi qua cửa khẩu Lào Cai như nông sản, thủy sản. Kết nối các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics Việt Nam và Trung Quốc.

- Thường xuyên liên hệ, trao đi với Thương vụ Việt Nam tại Côn Minh (Trung Quốc), đồng thời tăng cường sự chủ động trong nắm bắt thông tin thị trường và các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của Việt Nam để phục vụ cho công tác quản lý, kịp thời thông tin, cảnh báo cho các doanh nghiệp.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các chương trình đào tạo, tập hun, tư vấn, nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp, cũng như năng lực xây dựng đề án, tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia, tập huấn cho doanh nghiệp các kỹ năng xúc tiến thương mại. Tổ chức các chương trình bồi dưỡng kiến thức về dịch vụ logistics.

- Hàng tháng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức giao ban định kỳ với các ngành quản lý cửa khẩu và các cơ quan liên quan.

2. Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh

- Phối hợp với Ban Quản lý cửa khẩu huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) tổ chức triển khai vận hành “luồng ưu tiên” thông quan hàng nông sản; Tiếp tục đàm phán, thống nhất với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đa dạng hóa các mặt hàng nhập khẩu vào Trung Quốc được vận chuyển thẳng bằng xe trọng tải lớn qua cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan tiếp tục xây dựng phương án đầu tư cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu, lối mở biên giới, trước hết là hệ thống đường giao thông, bến bãi trung chuyển hàng hóa, đảm bảo nguồn cấp điện và thông tin liên lạc liên tục; tham mưu phân bvốn ngân sách đầu tư cho phát triển khu kinh tế cửa khẩu theo hướng ưu tiên cho các cửa khẩu đang có lượng hàng hóa giao thương lớn và có nhu cầu cấp bách cần nâng cấp hạ tầng.

- Ch trì, phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế kiểm tra việc chấp hành quy định về niêm yết và kinh doanh dịch vụ theo giá niêm yết của các doanh nghiệp dịch vụ tại các cửa khẩu, lối mở biên giới. Chấn chỉnh sắp xếp lại hoạt động kinh doanh dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, nhất là hoạt động vận chuyển bằng xe biên mậu, dịch vụ bốc xếp, sang tải hàng hóa.

- Xây dựng phương án quản lý hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai (cầu Hồ Kiều II). Trao đi với Ban quản lý cửa khẩu huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) thống nhất chuyển một số hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới có kích thước lớn từ cửa khu Hồ Kiều II sang thông quan tại cửa khẩu quốc tế đường bộ s II Kim Thành.

- Chủ trì, phối hợp với các lực lượng quản lý tại cửa khẩu rà soát, niêm yết công khai, đầy đủ các thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Thiết lập kênh tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh của người dân và doanh nghiệp về việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức tại cửa khẩu, lối mở biên giới. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện theo dõi, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phối hợp kiểm tra chuyên ngành (kiểm tra chung) đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế đường bộ s II Kim Thành.

[...]