Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2024 củng cố, kiện toàn, phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số hiệu 03/CT-UBND
Ngày ban hành 15/01/2024
Ngày có hiệu lực 15/01/2024
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Lê Ngọc Tuấn
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/CT-UBND

Kon Tum, ngày 15 tháng 01 năm 2024

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN, PHÁT TRIỂN CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Ban chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Trong thời gian qua Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đặc biệt quan tâm, ban hành các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Qua đó, các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, số lượng Hợp tác xã ngày càng tăng, thu hút nhiều thành viên, xây dựng được nhiều mô hình điển hình tiên tiến, sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị sản phẩm bền vững, tạo sự lan tỏa trong khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn. Tuy nhiên, số lượng hợp tác xã ngưng hoạt động, hoạt động cầm chừng, hiệu quả hoạt động chưa cao chiếm 15% (30 hợp tác xã); hoạt động còn đơn điệu, quy mô nhỏ, ít thành thành viên tham gia, chưa tổ chức đại hội thành viên thường niên, chưa xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và giai đoạn, dịch vụ để hỗ trợ cho thành viên, sự liên kết giữa hợp tác xã với thành viên còn thiếu chặt chẽ, chất lượng nguồn nhân lực của hợp tác xã còn thấp; đội ngũ cán bộ trẻ kế thừa còn thiếu; chưa thực sự đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; việc hình thành các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa hợp tác xã với hợp tác xã và giữa hợp tác xã với doanh nghiệp còn hạn chế.

Để củng cố, kiện toàn, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành thuộc tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan đơn vị có liên quan tập trung thực hiện các nội dung sau[1]:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa hợp tác xã nông nghiệp với các doanh nghiệp từ nguồn kinh phí của các Chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Tổ chức triển khai các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các chức danh, thành viên, người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn, hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp thực hiện chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, thu hút các doanh nghiệp đầu tư liên kết tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

2. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh tế tập thể, hợp tác xã, tổng kết, nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho cán bộ quản lý, thành viên hợp tác xã. Hỗ trợ các hợp tác xã tiếp cận các nguồn tín dụng. Tổ chức tốt phong trào thi đua yêu nước trong lĩnh vực kinh tế tập thể.

- Đề xuất các phương án nhân rộng phổ biến các mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới hiệu quả; tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, cung cấp dịch vụ về pháp lý, đầu tư, khoa học công nghệ, thông tin, tài chính, tín dụng, thị trường, quảng bá, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, củng cố lại hợp tác xã và đề xuất giải thể các hợp tác xã ngừng hoạt động, để tập trung củng cố, phát triển, nâng cao năng lực hoạt động hợp tác xã để đảm bảo có hiệu quả.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025.

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo việc thực hiện đánh giá, phân loại hợp tác xã, tổ chức Đại hội thành viên hàng năm theo quy định của Luật Hợp tác xã.

4. Sở Công Thương: Chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai tốt chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại hàng năm để hỗ trợ cho các hợp tác xã trong hoạt động sản xuất, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

5. Sở Tài chính

- Hướng dẫn và cân đối nguồn ngân sách hàng năm, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí dự toán chi ngân sách để triển khai thực hiện thành lập mới, tổ chức củng cố kinh tế tập thể, hợp tác xã theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2020 và các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thuế tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý công nợ của các Hợp tác xã đã tạm ngưng hoạt động nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, thuế theo Phương án đề nghị của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

6. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh: Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh triển khai tích cực và có hiệu quả các chính sách về tín dụng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các chính sách ưu đãi về nguồn vốn, lãi suất của từng hệ thống tổ chức tín dụng dành cho đối tượng là hợp tác xã nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã nông nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay tại các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh.

7. Đề nghị cấp ủy, chính quyền cấp huyện, thành phố, đặc biệt là người đứng đầu: Cần xác định rõ trách nhiệm trong công tác lãnh đạo chỉ đạo, tổ chức thực hiện, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên. Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền và sự tham gia của các hội, đoàn thể ở cơ sở; có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể, gắn trách nhiệm với kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Vận động thành lập mới hợp tác xã nông nghiệp ở các xã có sản phẩm chủ lực mà chưa có hợp tác xã; phát triển quy mô thành viên trong các hợp tác xã, đảm bảo có ít nhất 20% hộ người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia hợp tác xã trên địa bàn.

- Tiếp tục củng cố, đổi mới, phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp, để phát huy thế mạnh của từng hợp tác xã và liên kết với doanh nghiệp; nâng cao năng lực cạnh tranh của hợp tác xã trong thời kỳ mới. Khuyến khích hợp tác xã nông nghiệp tổ chức sản xuất nông nghiệp gắn với sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho thành viên tạo thành chuỗi giá trị khép kín, ứng dụng công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới, thế mạnh địa phương, chương trình OCOP; tạo ra các sản phẩm sạch cho xã hội, có giá trị và đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu.

- Tạo điều kiện cho các Hợp tác xã tham gia xây dựng các dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp từ nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn hợp pháp khác

- Chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp tổ chức Đại hội thành viên Hợp tác xã định kỳ hàng năm, phân loại đánh giá Hợp tác xã nông nghiệp định kỳ hàng năm theo quy định.

- Rà soát các hợp tác xã tạm ngưng hoạt động (trong trường hợp các Hợp tác xã nông nghiệp không hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính, thuế) để có giải pháp củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động hoặc thực hiện giải thể bắt buộc đối với các hợp tác xã nông nghiệp không thể củng cố. Trường hợp các Hợp tác xã nông nghiệp tạm ngưng hoạt động nhưng chưa hoàn thành việc giải quyết các nghĩa vụ về tài chính, thuế, phối hợp với cơ quan thuế trên địa bàn để xác định rõ số công nợ, đề xuất phương án xử lý gửi Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý trước khi thực hiện thủ tục giải thể bắt buộc.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ