Chỉ thị 03-CT-LT về phấn đấu đẩy mạnh phong trào thi đua “2 tốt”, củng cố, phát triển các tổ lao động xã hội chủ nghĩa trong toàn ngành giáo dục do Bộ Giáo dục - Công đoàn giáo dục Việt Nam ban hành

Số hiệu 03-CT-LT
Ngày ban hành 15/01/1964
Ngày có hiệu lực 30/01/1964
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục,Công đoàn Giáo dục Việt Nam
Người ký Nguyễn Văn Huyên,Trần Hậu Toàn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC–CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
*****

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******

Số: 03-CT-LT

Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 1964

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC PHẤN ĐẤU ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO THI ĐUA “2 TỐT”, CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN CÁC TỔ LAO ĐỘNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TOÀN NGÀNH GIÁO DỤC

I. SƠ QUA TÌNH HÌNH THI ĐUA TẬP THỂ, PHẤN ĐẤU THÀNH TỔ LAO ĐỘNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TOÀN NGÀNH GIÁO DỤC

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và của Tổng Công đoàn về việc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước đi vào tập thể, đảm bảo chất lượng cao và toàn diện, xây dựng, củng cố và phát triển các tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa, Bộ Giáo dục và Công đoàn Giáo dục Việt-nam đã đề ra nhiều hình thức vận động thích hợp, có các biện pháp hướng dẫn các ngành học, các cấp giáo dục xây dựng, củng cố và phát triển các tổ giáo viên xã hội chủ nghĩa, tổ công tác lao động xã hội chủ nghĩa gắn với nội dung tiêu chuẩn thi đua “2 tốt”.

Chỉ thị 56-CT-TH ngày 21-12-1962 của Bộ Giáo dục về việc xây dựng, củng cố, phát triển tổ lao động xã hội chủ nghĩa trong toàn ngành giáo dục là một dẫn chứng cụ thể.

Từ khi có chỉ thị trên, sơ bộ tính trong 26 địa phương và một số trường trực thuộc, đến nay toàn ngành giáo dục đã có trên 400 tổ tình nguyện ghi tên phấn đấu trở thành tổ giáo viên, tổ cán bộ giảng dạy, tổ cán bộ, công nhân viên lao động xã hội chủ nghĩa. Trong số này, đã có 148 tổ được Ủy ban hành chính tỉnh, thành công nhận có đủ điều kiện phấn đấu trở thành tổ lao động xã hội chủ nghĩa, chia ra như sau:

- Ngành giáo dục phổ thông cấp I có 48 tổ

- Ngành giáo dục phổ thông cấp II có 36 tổ

- Ngành giáo dục phổ thông cấp III có 24 tổ

- Các trường phổ thông nông nghiệp 3 tổ

- Ngành Đại học 18 tổ

- Ngành Sư phạm 8 tổ

- Ngành bổ túc văn hóa 5 tổ

- Ngành Mẫu giáo, vỡ lòng 2 tổ

- Cán bộ nghiên cứu 2 tổ

- Hành chính quản trị 2 tổ

Cộng: 148 tổ

Đại hội tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa toàn miền Bắc tháng 6-1963, ngành giáo dục đã có năm tổ được Chính phủ tặng danh hiệu tổ lao động xã hội chủ nghĩa và đều được Quốc hội khen thưởng huân chương Lao động hạng 3. Những tổ ấy là: Tổ khoa học xã hội, tổ khoa học tự nhiên trường cấp II Bắc-lý (Hà-nam), trường cấp I Hải nhân (Thanh hóa), tổ giảng dạy khoa xây dựng, tổ giảng dạy khoa toán trường Đại học Bách khoa.

Các tổ trên đây đều là những nhân tố mới, có tác dụng nòng cốt trong phong trào thi đua tập thể của toàn ngành giáo dục, có ảnh hưởng tốt đến việc thúc đẩy phong trào thi đua phấn đấu thành tổ lao động xã hội chủ nghĩa trong toàn ngành.

Tiếp đó khi kết thúc năm học 1962 – 1963, một số địa phương, thường trực thuộc Bộ đã đề nghị Chính phủ xét một số tổ thi đua đã có thành tích trong phong trào thi đua “2 tốt”. Kết quả là đầu tháng 11-1963, thường vụ Hội đồng Chính phủ đã quyết định công nhận 17 tổ giáo viên, cán bộ là tổ lao động xã hội chủ nghĩa. Những tổ ấy gồm có:

+ Ngành giáo dục phổ thông cấp I có tám tổ:

- Tổ giáo viên cấp I         Chi-lăng tỉnh Hà-đông

- Tổ giáo viên cấp I         Diễn-hoàng tỉnh Nghệ-an

- Tổ giáo viên cấp I         Tân-trào tỉnh Phú-thọ

- Tổ giáo viên cấp I         An-lâm – Hải-dương

- Tổ giáo viên cấp I         Lạc-viên  -  Hải-phòng

- Tổ giáo viên cấp I         Tiến-cường – Hải-phòng

- Các lớp 3-4 trường Nguyễn-văn-Tố, Hải-phòng

[...]