Chỉ thị 01/CT-BGTVT năm 2019 về tăng cường công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ, công vụ liên quan đến hoạt động quản lý, thực hiện dự án, phòng ngừa, ngăn chặn tiêu cực do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu | 01/CT-BGTVT |
Ngày ban hành | 05/01/2019 |
Ngày có hiệu lực | 05/01/2019 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký | Nguyễn Văn Thể |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị,Giao thông - Vận tải |
BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/CT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2019 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, CÔNG VỤ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, THỰC HIỆN DỰ ÁN, PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN TIÊU CỰC
Trong những năm qua, công tác quản lý, thực hiện dự án trong ngành Giao thông vận tải đã đạt được những kết quả nhất định. Việc thực hiện tốt công tác quản lý dự án đã góp phần quan trọng trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước, đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh trong công tác đấu thầu và quản lý thi công, từ đó nâng cao chất lượng công trình, thiết bị mua sắm và dịch vụ tư vấn.
Tuy nhiên, trong thời gian qua còn một số tồn tại như: Năng lực của một số Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án ở một số dự án còn hạn chế dẫn đến chất lượng trong công tác quản lý dự án chưa cao, ở một số dự án cục bộ có hiện tượng chất lượng và tiến độ chưa đáp ứng yêu cầu.
Để tăng cường công tác quản lý dự án, phòng ngừa, ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng trong công tác quản lý dự án, đảm bảo thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ quán triệt và thực hiện tốt một số nội dung sau đây:
1. Các đơn vị được giao làm Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án cần nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm trong việc quản lý dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả nguồn vốn đầu tư, ngăn chặn, loại bỏ cơ hội, điều kiện phát sinh tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động quản lý dự án đầu tư; xây dựng bộ máy các cơ quan tham gia quản lý dự án trong sạch, vũng mạnh, hoạt động hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham gia quản lý dự án tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
2. Tạo sự thống nhất từ nhận thức đến hành động về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong công tác quản lý dự án, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, quan trọng cần được thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao.
3. Phân công, xác định rõ trách nhiệm đến tùng cá nhân, thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tiêu cực, tham nhũng trong quản lý dự án; gắn công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động quản lý dự án với các mục tiêu phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án.
4. Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, có hiệu quả với các đơn vị liên quan trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong công tác quản lý dự án
5. Quán triệt nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tiêu cực, tham nhũng; nâng cao chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành giao thông vận tải; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức phải báo cáo cũng như trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tiếp nhận, ngăn chặn kịp thời các dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng xảy ra trong đơn vị.
6. Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc quản lý dự án đầu tư, tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản không còn phù hợp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kiên quyết loại bỏ những khâu trung gian, những thủ tục rườm rà, chồng chéo, đặc biệt là nhũng khe hở dễ gây ra tiêu cực, tham nhũng trong công tác quản lý dự án.
7. Về công tác đấu thầu
- Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan, đơn vị được Bộ Giao thông vận tải giao làm Chủ đầu tư, cơ quan quản lý dự án nghiên cứu, phổ biến, quán triệt sâu sắc, toàn diện và thực hiện nghiêm các nội dung của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư; Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Chỉ thị số 47/CT-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác đấu thầu trong các . dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước; Văn bản số 1395/BGTVT-CQLXD ngày 06/02/2018 của Bộ Giao thông vận tải.
- Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc chỉ đạo triển khai thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng tại cơ quan, đơn vị và tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định tại Quyết định số 1402/QĐ-TTg ngày 13/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể và lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng giai đoạn 2016- 2025 và Quyết định số 3907/QĐ-BGTVT ngày 07/12/2016 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt kế hoạch thực hiện đấu thầu qua mạng giai đoạn 2016 - 2020.
- Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư của các cơ quan, đơn vị để kịp thời chấn chỉnh, xử lý các tồn tại, vi phạm; quyết định xử lý hoặc báo cáo Bộ Giao thông vận tải, cấp có thẩm quyền quyết định xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư, không tuân thủ các nội dung của Chỉ thị số 47/CT-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác đấu thầu trong các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước.
- Nghiêm cấm các hành vi được nêu tại Điều 89 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và đặc biệt các hành vi sau:
+ Đưa, nhận môi giới, hối lộ;
+ Can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu;
+ Thông thầu;
+ Gian lận trong đấu thầu;
+ Cản trở hoạt động đấu thầu;
+ Không bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;
+ Chuyển nhượng thầu trái phép;
8. Công tác quản lý, thực hiện hợp đồng
- Các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án thực hiện công tác quản lý, thực hiện hợp đồng theo đúng các quy định tại Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn có liên quan.
- Trong quá trình quản lý, thực hiện hợp đồng, xử lý nghiêm minh, kịp thời và công bố công khai thông tin nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm hợp đồng, đặc biệt đối với các nhà thầu, nhà đầu tư không hoàn thành hợp đồng theo quy định để cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư, bên mời thầu khác biết, sử dụng thông tin trong quá trình đánh giá, lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Nhà thầu không hoàn thành hợp đồng sẽ bị loại trong quá trình xét thầu theo quy định tại Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập HSMT xây lắp.
- Đối với các dự án do Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư: Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án gửi thông tin nhà thầu không hoàn thành hợp đồng đến Trung tâm Công nghệ thông tin của Bộ Giao thông vận tải để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải.
9. Công tác quản lý dự án