Báo cáo 984/BC-UBTVQH13 kết quả giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội

Số hiệu 984/BC-UBTVQH13
Ngày ban hành 05/11/2015
Ngày có hiệu lực 05/11/2015
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Người ký Nguyễn Đức Hiền
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 984/BC-UBTVQH13

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2015

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT ĐƠN, THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN GỬI ĐẾN QUỐC HỘI

Thực hiện Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết số 885/NQ-UBTVQH13 ngày 14/02/2015 về việc thành lập Đoàn giám sát “Việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến khọp thứ 8 và thứ 9, Quốc hội Khóa XIII; giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội”; tổ chức các Đoàn công tác làm việc tại 08 tỉnh1 và với mt số cơ quan2 về kết quả giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo do các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội chuyển đến; tổ chức giám sát việc giải quyết 14 vụ việc khiếu nại kéo dài; tổng hợp kết quả giám sát của các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội các địa phương.

Ủy ban thường vụ Quốc hội xin trân trọng báo cáo Quốc hội kết quả giám sát như sau:

I. KẾT QUẢ TIẾP NHẬN, XỬ LÝ VÀ TỔ CHỨC GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT ĐƠN, THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN GỬI ĐẾN QUỐC HỘI

1. Tình hình đơn, thư khiếu nại, tố cáo gửi Quốc hội

Trong năm 2015, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tiếp nhận 26.033 đơn, thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, tăng 27,69% so với năm 2014; Ủy ban Tư pháp tiếp nhận nhiều nhất với 13.855 đơn, thư; tiếp đến là Ủy ban Kinh tế với 5.882 đơn, thư; Ủy ban Pháp luật với 2.745 đơn, thư; Ủy ban Về các vấn đề xã hội với 2.057 đơn, thư 3... Trong đó, Ban Dân nguyện đã tiếp nhận 18.629 đơn, thư; tiến hành nghiên cứu sơ bộ và phân loại, chuyn đến các cơ quan của Quc hội, Ban Công tác đại biểu để xử lý theo lĩnh vực phụ trách 16.434 đơn, thư. Các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội đã tiếp nhận, phân loại, xử lý 15.026 đơn thư khiếu nại, tcáo và kiến nghị, phản ánh. Đơn, thư khiếu nại, tố cáo chủ yếu tập trung vào các nội dung:

Đơn khiếu nại về hành chính chủ yếu là về đất đai liên quan đến thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bng, tranh chấp đất đai, đòi lại đất cũ, ni lên là việc thu hồi đất để xây dựng chợ, trung tâm thương mại; về tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công, an sinh xã hội; gần đây xuất hiện một số vụ việc liên quan đến thực hiện chính sách tôn giáo.

Đơn t cáo chủ yếu liên quan đến cán bộ, công chức cố ý làm trái, chiếm đoạt tài sản, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, vi phạm trong qun lý, sử dụng đất đai, tài chính, ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản; đáng chú ý là có nhiều trường hợp, bản chất nội dung tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng do kết quả giải quyết chưa đáp ứng được yêu cầu của cá nhân người khiếu nại nên chuyển sang tố cáo người giải quyết khiếu nại.

Đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động tư pháp có xu hướng gia tăng: số đơn, thư gửi đến Tòa án nhân dân các cấp tăng 10%; số đơn thư gửi đến Viện kiểm sát nhân dân các cấp tăng 6,5%; số đơn, thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự giảm 8,52%; đáng lưu ý là có nhiều đơn gửi vượt cấp; số đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chiếm phần lớn, trong đó, khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm chủ yếu liên quan đến lĩnh vực hình sự và dân sự, nhất là khiếu nại đối với các vụ án về tranh chấp nhà, đất, thừa kế, hợp đồng, hôn nhân và gia đình; nhiều vụ việc đã được giải quyết qua nhiều cấp, nhiều lần nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu nại; đơn tố cáo cán bộ các cơ quan tư pháp có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án chủ yếu phát sinh sau khi vụ án được xét xử nhưng không đáp ứng được yêu cầu của người khiếu nại, tố cáo.

2. Kết quả xử lý đơn, thư và tổ chức giám sát của các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội

Sau khi nghiên cứu, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chuyển 1.751 đơn/11.398 đơn đủ điều kiện xử lý đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết4 (đạt tỷ lệ 15,36%) và nhận được 895 văn bản trả lời (đạt tỷ lệ 51,11% so với đơn đã chuyển); hướng dẫn, thông báo trả lời công dân đối với 241 trường hợp (đạt tỷ lệ 2,11%).

Các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội đã chuyển 5.030 đơn/15.026 đơn tiếp nhận đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết (đạt tỷ lệ 33,47%); nhận được 2.808 văn bản trả lời (đạt tỷ lệ 55,82% so với số đơn thư đã chuyển); nghiên cứu, hướng dẫn và trả lời cho công dân đối với 1.976 đơn (đạt tỷ lệ 13,15%).

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ quan của Quốc hội đã chủ động xây dựng kế hoạch giám sát, kết hợp giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo với giám sát chuyên đề, giám sát thông qua việc xem xét báo cáo của các bộ, ngành về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực phụ trách. Kết quả: các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tổ chức được 05 cuộc giám sát chuyên đề và giám sát 32 vụ việc khiếu nại, tố cáo cụ thể5 (đạt tỷ lệ 1,82% so với tng số đơn, thư đã chuyển).

Nhìn chung, các Đoàn đại biểu Quốc hội đã có sự quan tâm, xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức giám sát chuyên đề về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời, tổ chức triển khai giám sát việc giải quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo cụ thể; một số Đoàn lồng ghép nội dung giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo vào giám sát chuyên đề về kinh tế, xã hội ở địa phương. Một số đại biểu Quốc hội đã tích cực nghiên cứu vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài và kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ xem xét lại việc gii quyết. Kết quả: trong số 63 Đoàn đại biu Quốc hội có 23/63 Đoàn tổ chức được 63 cuộc giám sát chuyên đề, có sự lồng ghép6 với giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo; có 24/63 Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức giám sát được 98 vụ khiếu nại, tố cáo cụ thể7 (đạt tỷ lệ 1,95% số đơn đã chuyển). So với cùng knăm trước thì số cuộc giám sát chuyên đề và lồng ghép tăng nhưng không đáng kể (tăng 04 cuộc), nhưng giám sát vụ việc lại giảm (giảm 10 vụ việc).

II. KẾT QUẢ GIÁM SÁT ĐỐI VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT ĐƠN, THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN DO CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI, CƠ QUAN CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI, ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CHUYỂN ĐẾN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN

Trong kỳ giám sát, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biu Quốc hội đã chuyn đến 05 bộ ngành và 08 tỉnh 1.292 đơn khiếu nại, tố cáo. Sau khi tiếp nhận đơn, các bộ, ngành và địa phương đã chủ động nghiên cứu, xử lý và giải quyết được 664/1.292 đơn, đạt tỷ lệ 51,4%. Qua xem xét Báo cáo, làm việc trực tiếp với các bộ, ngành và địa phương chịu sự giám sát, cho thấy kết quả như sau:

1. Kết quả giám sát đối với 5 Bộ, ngành:

- Văn phòng Chính phủ: Đã xem xét, tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết đối với 6/6 vụ việc nhận được do Ban Dân nguyện chuyển8 (đạt 100%); trong đó, 03 vụ việc giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường9, 01 vụ việc giao cho Bộ Công thương10, 02 vụ việc giao Thanh tra Chính phủ11. Đến nay, có 04 vụ việc đã được Phó Thủ tướng đồng ý với kiến nghị giải quyết của các bộ, ngành.

Theo Báo cáo của Chính phủ12, 10/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Lạng Sơn, Yên Bái, Gia Lai, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Quảng Bình, Bình Thuận, Cần Thơ, Vĩnh Long) và 3 Bộ (Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Y tế) báo cáo đã giải quyết được 576/810 vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do đại biu Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội chuyển đến; còn lại 243 vụ việc (riêng thành phố Hà Nội còn 216 vụ việc) đang tiếp tục giải quyết.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Đã xem xét giải quyết được 6/8 vụ việc; trong đó, Bộ đã có văn bản hướng dẫn, chuyển 05 vụ việc đến cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật, có quyết định giải quyết 01 vụ việc13; còn 02 vụ việc Bộ đang rà soát thẩm tra, xác minh để giải quyết14.

- Thanh tra Chính phủ: Đã xem xét giải quyết được 6/13 vụ việc; trong đó 05 vụ việc đã giải quyết và có thông báo trả lời, 01 vụ việc có văn bản báo cáo xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ; còn 07/13 vụ việc Thanh tra Chính phủ đang tiếp tục xem xét, đôn đốc và tập trung giải quyết (trong đó, có 03 vụ việc đã thành lập Đoàn kiểm tra15; 04 vụ việc đang phi hợp với Thanh tra Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh16 để kiểm tra, rà soát và thống nhất phương án giải quyết dứt điểm trong thời gian tới).

- Tòa án nhân dân tối cao: Đã giải quyết được 290/549 đơn (có 460 đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và 89 đơn khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức Tòa án), đạt tỷ lệ 52,82%, trong đó: Đối với 460 đơn có nội dung đề nghị xem xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thm, tái thm: Đã giải quyết được 239/460 đơn, đạt tỷ lệ 52%, với 135 đơn không có căn cứ kháng nghị đã trả lời đương sự, 104 đơn được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (đã xét xử theo thủ tục giám đốc thm 54 vụ); 221 đơn còn lại đều còn trong thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm và đang được tiếp tục xem xét theo quy định của pháp luật. Đối với 89 đơn khiếu nại, tố cáo cán bộ, công chức Tòa án: Đã giải quyết được 51/89 đơn, đạt tỷ lệ 57,3%; trong đó, có 37 đơn khiếu nại liên quan đến hoạt động tố tụng, 14 đơn tố cáo cán bộ, công chức Tòa án; còn lại 38 đơn đang xem xét, giải quyết.

- Viện Kiểm sát nhân dân ti cao: Đã xem xét giải quyết được 181/498 đơn, thư khiếu nại, tố cáo và đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, đạt tỷ lệ 36,4%. Cụ th: Đối với đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm: Đã giải quyết 135/413 đơn đã thụ lý (đạt 32,6%). Trong đó, Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm 19 bản án và Tòa án nhân dân tối cao đã xét xử chấp nhận kháng nghị 16/19 kháng nghị (đạt 84,2%); ban hành văn bản trả lời không có căn cứ kháng nghị giám đc thẩm, tái thẩm đối với 77 trường hợp17; ban hành kết luận 38 vụ do Tòa án nhân dân tối cao có kháng nghị và đưa ra xét xử18. Còn lại 278 đơn đang trong thời hạn giải quyết, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật, trong đó đã ban hành 85 văn bản thông báo tới công dân và các cơ quan chuyển đơn về tiến độ giải quyết. Đối với đơn khiếu nại trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền: Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã thụ lý 39 đơn về 36 vụ việc, đã giải quyết 15 vụ (41,7%) và đang giải quyết đối với 21 vụ việc. Đối với đơn tố cáo liên quan đến cán bộ trong ngành kiểm sát nhân dân: Đã thụ lý 12 đơn về 11 vụ việc, Viện kiểm sát nhân dân đã giải quyết 04 vụ việc (36,4%) và đang tập trung giải quyết 07 vụ việc còn lại. Viện kiểm sát nhân dân địa phương thụ lý 32 đơn/32 vụ việc, đã nghiên cứu, giải quyết 27 vụ việc, trong đó có 17 khiếu nại, 05 tố cáo và 05 đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

2. Kết quả giám sát đối với 08 tỉnh, thành phố

Trên cơ sở nghiên cứu các vụ việc cụ thể, các cơ quan của Quốc hội và cơ quan của y ban thường vụ Quốc hội đã chuyển đến các cơ quan chức năng của 08 tỉnh nơi Đoàn đến giám sát 28 vụ việc để giải quyết theo thẩm quyền19 (các cơ quan của Quốc hội chuyển 02 đơn; Ban Dân nguyện chuyển 26 đơn).

Qua làm việc tại các tỉnh, ngoài nghe báo cáo về tình hình và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung trên địa bàn, nghe kết quả chung về việc giải quyết các vụ việc do các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biu Quốc hội và đại biểu Quốc hội chuyển đơn, Đoàn giám sát còn yêu cu và nghe các cấp, các ngành trong tỉnh báo cáo việc giải quyết một số vụ việc cụ thể mà công dân có khiếu nại gay gắt, kéo dài, phức tạp và đã được xem xét, giải quyết nhiều lần. Từ kết quả nghiên cứu và trao đổi, thảo luận, Đoàn giám sát cơ bản nhất trí với kết quả giải quyết đối với 06/28 vụ việc; kiến nghị các cơ quan chức năng tập trung giải quyết 11 vụ việc đang được các cơ quan có thẩm quyền của địa phương xem xét, thụ lý còn trong thời hạn giải quyết và quá trình tố tụng; đề nghị cung cấp hồ sơ 04 vụ việc để tiếp tục nghiên cứu và sẽ có kiến nghị cụ thể; tiếp thu ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp lut để làm căn cứ giải quyết 01 vụ việc; 01 vụ việc đã được giải quyết theo kiến nghị của Đoàn. Qua xem xét các vụ việc trên, Đoàn cũng lưu ý rút kinh nghiệm với địa phương về một số vụ việc mà trong quá trình giải quyết còn có những thiết sót như: chưa kịp thời tham tra, xác minh để giải quyết; chưa lập luận chặt chẽ trong quyết định giải quyết; có vụ việc trong áp dụng pháp luật để giải quyết còn chưa phù hợp...

Đối với 05 vụ việc khiếu nại phức tạp, Đoàn giám sát đã phân tích, đánh giá, yêu cầu địa phương giải trình về những nội dung mà báo cáo kết quả giải quyết chưa rõ, chưa đúng nội dung công dân khiếu nại, qua đó, Đoàn đã đề nghị các tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục khẩn trương thm tra, xác minh và rà soát, bổ sung, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ, tiến hành đối thoại và làm rõ nội dung khiếu nại của công dân và sớm ban hành quyết định giải quyết theo kiến nghị của Đoàn nhằm chấm dứt khiếu nại, không để tồn đọng kéo dài và trả lời công dân theo đúng quy định của pháp luật20.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ