Báo cáo số 826/BC-BYT về việc tổng hợp tình hình thiệt hại về y tế và công tác phòng, chống khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 4 do Bộ Y tế ban hành
Số hiệu | 826/BC-BYT |
Ngày ban hành | 18/08/2008 |
Ngày có hiệu lực | 18/08/2008 |
Loại văn bản | Báo cáo |
Cơ quan ban hành | Bộ Y tế |
Người ký | Đỗ Hán |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội |
BỘ
Y TẾ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 826/BC- BYT |
Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2008 |
I. TRIỂN KHAI CÔNG TÁC Y TẾ ĐỐI PHÓ VỚI BÃO VÀ LŨ LỤT DO ẢNH HƯỞNG CỦA BÃO:
Ngay khi có dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, Ban chỉ huy Phòng chống thảm hoạ và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế đã thường trực theo dõi diễn biến của bão số 4.Thực hiện Công điện số 31 ngày 06 tháng 8 năm 2008 của Văn phòng Thường trực ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, Công điện số 1294/CĐ-TTg của Thủ tưởng Chính phủ ngày 09/8/2008,Bộ Y tế đã có Công điện khẩn số 5466/CĐ-BYT, ngày 07/8/2008;Công điện khẩn số 5230/CĐ-BYT, ngày 09/8/2008;Công điện khẩn số 5538 ngày 11/8/2008 yêu cầu Sở Y tế các các tỉnh miền núi phía Bắc, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khẩn trương tiến hành các công việc sau:
- Các cơ sở điều trị tổ chức trực cấp cứu 24/24 giờ, sẵn sàng thu dung và cấp cứu miễn phí cho nạn nhân do bão, lũ gây ra. Các đội cấp cứu cơ động luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng cứu cho tuyến dưới khi có lệnh.
- Sẵn sàng chuẩn bị các phương án bảo vệ hoặc di dời cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và cán bộ y tế; tăng cường thuốc, hoá chất và thiết bị y tế cho những nơi có nguy cơ bị chia cắt, ngập lụt do mưa bão.
- Các đơn vị trực thuộc Bộ chuẩn bị sẵn các cơ số thuốc, hoá chất, thiết bị phương tiện và các phân đội y tế cơ động sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả do bão, lũ gây ra.
- Các Sở Y tế và các đơn vị có báo cáo nhanh về kết qủa triển khai công tác chuẩn bị phòng chống bão, lụt về Thường trực Ban chỉ huy PCTH&TKCN Bộ Y tế qua số fax 04.2732207 hoặc điện thoại số 0948125599.
Thường trực Ban chỉ huy PCTH&TKCN Bộ Y tế đã thường xuyên cử cán bộ trực theo dõi diễn biến tình hình từ các địa phương thông qua báo cáo bằng điện thoại và báo cáo bằng fax của Sở Y tế các tỉnh trong vùng chịu ảnh hưởng của bão. Qua tổng hợp tình hình, Sở Y tế các địa phương đã tăng cường cán bộ, bổ sung thuốc và hoá chất cho những nơi có nguy cơ bị chia cắt do ảnh hưởng của bão, lũ và tổ chức các đoàn cán bộ đi kiểm tra, trực tiếp chỉ đạo công tác chuẩn bị phòng chống bão tại các địa bàn trọng điểm, thành lập các tổ, đội cấp cứu để sẵn sàng cơ động làm nhiệm vụ sơ cứu, cấp cứu nạn nhân. Các bệnh viện, cơ sở điều trị đã cho xuất viện các bệnh nhân nhẹ để sẵn sàng tiếp nhận và cấp cứu nạn nhân của bão, lụt.
Thực hiện Công văn số 1318/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục hậu quả mưa lũ ở các tỉnh miền núi phía Bắc, 10h00 ngày 13/8/2008, Bộ Y tế cũng đã có Công điện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố Hà Giang, Lào Cai, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ và các đơn vị trực thuộc ngành y tế đề nghị tiếp tục các hoạt động khắc phục hậu quả lụt bão và tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm là giám sát và phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ. Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu bạn Bộ Y tế thường xuyên theo dõi sát tình hình tại các địa phương, chỉ đạo các Sở Y tế tích cực khắc phục hậu quả của thiên tai, tăng cường thường trực cấp cứu 24/24 giờ, tăng cường giám sát, phòng chống dịch bệnh sau khi nước rút và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các địa phương về cơ số thuốc PCLB, hoá chất khử trùng, phương tiện PCLB.
Bộ Y tế đã cử Thứ trưởng Nguyễn Bá Thuỷ cùng Đoàn công tác của Chính phủ đến trực tiếp làm việc và chỉ đạo công tác phòng chống và khắc phục hậu quả lũ lụt và phòng chống dịch bệnh sau lũ lụt tại các tỉnh bị thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 4 gây ra. Bên cạnh đó đã có 3 Đoàn công tác đi 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai (Đoàn đi Phú Thọ do lãnh đạo Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường làm trưởng Đoàn và 2 Đoàn đi Yên Bái và Lào Cai do 02 lãnh đạo Cục YTDP và MT làm trưởng Đoàn) để hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, khử trùng nước sinh hoạt và phòng chống dịch bệnh sau lũ lụt.
II. THIỆT HẠI DO BÃO SỐ 4 GÂY RA:
Theo báo cáo của Sở y tế các địa phương thì bão lũ đã làm 120 người chết, trong đó Lào Cai (53), Yên Bái (35), Hà Giang (9), Quảng Ninh (8), Phú Thọ (10), Bắc Kạn(2), Lai Châu, Thái Nguyên, Lạng Sơn mỗi tỉnh có 1 người chết. Ngoài ra, còn có 43 người mất tích: Lào Cai (32), Yên Bái (3), Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn mỗi tỉnh 2 người, Phú Thọ, Lai Châu mỗi tỉnh một người.
1. Tỉnh Lào Cai:
Tại Lào Cai, lũ sông Hồng dâng cao đã nhấn chìm một loạt các xã ven sông của huyện Bát Xát, Bảo Yên. Trong đó 53 người chết, 32 người mất tích, 9 người bị thương của toàn tỉnh thì riêng Bát Xát đã có 21 người chết, 29 mất tích. Một cụm dân cư với 19 nóc nhà của xã ven sông Trịnh Tường đã bị xóa sổ hoàn toàn. Nước lũ dâng đột ngột trong đêm 8/8 đã cuốn trôi 22 cư dân, trong đó chỉ 3 người tìm thấy xác.
2. Tỉnh Yên Bái:
Tại Yên Bái, lũ sông Thao đang ở mức đỉnh. Trong ngày mùng 10, nước lũ đạt 34,3 m, vượt báo động 3 là 2,3 m và chỉ thấp hơn lũ lịch sử năm 1968 có 0,12 m. Nước đã tràn bờ làm ngập 6 huyện, thị gồm Lục Yên, Yên Bình, Văn Yên, Trấn Yên, Mù Căng Chải và thành phố Yên Bái, làm 35 người thiệt mạng, 3 người mất tích. Tại công trình thủy điện Hồ Bốn 1 (huyện Mùa Căng Chải) cả xe ôtô và lái xe bị cuốn trôi. Cũng giống như Lào Cai, Yên Bái đang bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài. Các quốc lộ 32, 37 bị sạt lở nặng. Đường sắt ngưng trệ từ đêm 8/8 do nước lũ cao hơn nền đường tới 2 m. Nhiều xã phường bị cô lập giữa biển nước. UBND tỉnh đã phải huy động dân quân, bộ đội sơ tán gần 7.000 hộ dân, tập trung chủ yếu ở huyện Trấn Yên và thành phố Yên Bái.
3.T ỉnh Phú Thọ:
Tại Phú Thọ, nước sông Thao lên cao đã ảnh hưởng đến 180 km đê tả, hữu sông Thao. Toàn bộ dân cư thuộc các huyện Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Tam Nông, Lâm Thao, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì luôn ở trong tình trạng báo động. Đến chiều 9/8, tuyến đê bao, đê bối dọc sông Thao đã không thể cầm cự, đã bị tràn, vỡ. Đê tả, hữu sông Thao bị tràn với tổng chiều dài 35 km. Nước lũ ào ạt đổ vào các xóm làng, nhấn chìm gần 3.000 ngôi nhà.
Tổng hợp thiệt hại về y tế:
Tên đơn vị |
Số cán bộ bị thương |
Nhà cán bộ y tế bị sập, ngập nước |
Cơ sở y tế bị đổ, sập |
Cơ sở y tế bị ngập |
Thiệt hại khác |
Ước tính bằng tiền |
Tỉnh Lào Cai |
1 |
7 |
3 |
5 |
|
480.000.000 |
TYT xã Long Phúc - H. Bảo Yên |
|
|
|
X |
Hỏng toàn bộ thuốc |
50.000.000 |
TYT thị trấn Phố Ràng- H. Bảo Yên |
|
|
X |
|
Hỏng tủ bảo quản Văcxin, máy bơm nước |
50.000.000 |
PKĐKKV Long Khánh- H. Bảo Yên |
|
2 |
|
X |
Hỏng toàn bộ thuốc, đổ 10m tường rào |
170.000.000 |
Bệnh viện huyện Bảo Yên |
|
4 |
|
|
|
40.000.000 |
TYT xã Quang Kim – H. Bát Xát |
|
|
|
X |
|
5.000.000 |
TYT xã Cốc San H. Bát Xát |
|
|
|
X |
Sạt đường vào trạm |
5.000.000 |
TYT xã Ngải Thầu H. Bát Xát |
1 |
1 |
X |
|
Bị sạt lở có nguy cơ phải di dời |
80.000.000 |
TYT xã Tả Ngài Chồ - H. Mường Khương |
|
|
X |
|
Nguy cơ sạt lở khu hành chính |
30.000.000 |
TYT xã Lu – H. Bảo Thắng |
|
|
|
X |
|
10.000.000 |
Tỉnh Yên Bái |
|
186 |
|
|
|
96.850.000 |
BVĐK tỉnh |
|
31 |
|
|
Ngập và sạt đất |
15.500.000 |
BV huyện và PK khu vực |
|
51 |
|
|
Ngập và sạt đất |
28.050.000 |
TYT xã, phường |
|
26 |
|
|
Ngập và sạt đất |
14.300.000 |
Các đơn vị khác trong ngành |
|
78 |
|
|
Ngập và sạt đất |
39.000.000 |
Tỉnh Phú Thọ |
|
14 |
1 |
1 |
|
|
Bệnh viện huyện Đoan Hùng |
|
1 |
|
|
|
|
TYT xã phường |
|
13 |
1 |
1 |
|
|
Tỉnh Bắc Kạn |
|
02 |
|
|
|
25.000.000 |
TYT xã, phường |
|
02 |
|
|
Tốc mái |
|
III. DANH MỤC ĐÃ CẤP THUỐC, HOÁ CHẤT, THIẾT BỊ CẤP CHO CÁC SỞ Y TẾ:
Tỉnh |
Cơ số thuốc (cơ số) |
CloraminB |
Áo phao (chiếc) |
Manuge (chai 500ml) |
K-Othrine 2EW (lít) |
|
Viên |
Bột (kg) |
|||||
Lào Cai |
100 |
50 000 |
1 575 |
20 |
36 |
20 |
Yên Bái |
100 |
100 000 |
595 |
100 |
36 |
20 |
Phú Thọ |
50 |
50 000 |
980 |
50 |
|
|
Tuyên Quang |
20 |
|
105 |
|
36 |
20 |
Hà Giang |
25 |
|
|
30 |
|
|
Tổng số |
295 |
200 000 |
3 255 |
200 |
106 |
60 |
|
TL.
BỘ TRƯỞNG |