Báo cáo 60/BC-UBND về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh quý 1, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý 2 năm 2021

Số hiệu 60/BC-UBND
Ngày ban hành 16/04/2021
Ngày có hiệu lực 16/04/2021
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Võ Văn Hoan
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THẢNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 60/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 4 năm 2021

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI THÀNH PHỐ QUÝ 1, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM QUÝ 2 NĂM 2021

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2021

Đthực hiện hiệu quả chủ đề “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, Thành phố đã triển khai các nhiệm vụ chủ yếu sau: (1) Nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các sở, ngành của Thành phố trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; (2) Xây dựng kế hoạch cải thiện chỉ số PCI phấn đấu đạt kết quả tốt nhất trong xếp hạng chỉ số PCI năm 2021; (3) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính có liên quan phục vụ công tác đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp; (4) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, tăng tỷ lệ và nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; (5) Tổ chức đi thoại giữa chính quyền các cấp với tổ chức, doanh nghiệp theo lĩnh vực chuyên ngành định kỳ hàng quý đkịp thời lắng nghe, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, đồng thời phát triển hoạt động của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn; (6) Tổ chức khảo sát, lấy ý kiến về sự hài lòng của tổ chức, doanh nghiệp trên các kênh thông tin; (7) Phát huy tối đa vai trò giám sát, phản biện xã hội, kịp thời phản ánh để chính quyền Thành phố xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, thiếu trách nhiệm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Thành phố.

Trong 3 tháng đầu năm 2021, Ủy ban nhân dân Thành phố đã tổ chức các Đoàn công tác duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2021 tại các sở - ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện nhằm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của các cơ quan, đơn vị. Đồng thời ban hành văn bản chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, đơn vị về thực hiện chủ đề năm 2021 “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”, trong đó tập trung vào một số nội dung trọng tâm như sau:

(1) Nghiêm túc và ý thức sáng tạo trong quá trình triển khai các nội dung cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị. Khẩn trương xây dựng Kế hoạch thực hiện ng tác cải cách hành chính năm 2021 tại đơn vị, nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ngành, địa phương trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Cùng với đó, có biện pháp chỉ đạo và kiểm tra nhằm thúc đy tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra trong Kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2021 của đơn vị và các nhiệm vụ mà Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, đề ra các giải pháp với mục tiêu nâng cao chất lượng và tỷ lệ giải quyết hồ, sơ qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, qua dịch vụ bưu chính công ích. Đồng thời, triển khai các nhiệm vụ được giao trong Chương trình chuyển đổi số của Thành phố, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo và các nhiệm vụ trong giai đoạn 2 của Đề án xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh.

(2) Thực hiện tốt các bước chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; xây dựng Kế hoạch cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), phấn đấu đạt kết quả tốt nhất trong xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021; tổ chức đối thoại giữa chính quyền các cấp với tổ chức, doanh nghiệp theo lĩnh vực chuyên ngành định kỳ hàng quý; tiếp tục triển khai nghiêm túc công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các nội dung về chủ đề năm 2021 đến từng cán bộ, công chức, viên chức và người dân, doanh nghiệp. Tham mưu ban hành Kế hoạch thực hiện nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư của Thành phố giai đoạn 2020 - 2025; tham mưu giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, tham mưu việc đề xuất Trung ương về cơ chế đặc thù cho xây dựng chính quyền đô thị và thành phố Thủ Đức; tổ chức thường xuyên, định kỳ đối thoại giữa Lãnh đạo thành phố và các doanh nghiệp.

(3) Ban hành và triển khai Kế hoạch thực hiện chương trình cải cách hành chính và giải pháp nâng cao Chỉ số cải cách hành chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2025; Đề án tổ chức phong trào thi đua sáng tạo và các giải thưởng sáng tạo Thành phố giai đoạn 2020-2030. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra cải cách hành chính, kiểm tra công vụ, quy tắc ứng xử theo hướng đột xuất. Đặc biệt, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính theo kế hoạch của Thành phố, cơ quan, đơn vị và các nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố giao.

Ủy ban nhân dân Thành phố đã tập trung, quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp tiếp tục thực hiện khẩn trương, nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Thành phố đón Tết trong điều kiện dịch bệnh xuất hiện, lây nhiễm trong cộng đồng với biến chủng mới nguy hiểm, khó lường ngay những ngày giáp Tết. Ngay trong dịp Tết, các cơ quan chức năng của Thành phố đã khẩn trương điều tra truy vết theo mốc tiếp xúc của nhóm ca bệnh cộng đồng từ ngày 04 tháng 02 năm 2021, áp dụng thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ đối với nhiều khu vực có ca bệnh... Đặc biệt, công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã kích hoạt toàn bộ hệ thống dự phòng và điều trị của ngành y tế. Chủ động điều chỉnh nội dung, chương trình phục vụ Tết phù hợp với tình hình thực tế nhằm phục vụ tốt nhất đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về việc đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn theo hướng quy định, cho phép một số ngành, cơ sở được phép hoạt động trở lại, một số lĩnh vực tiếp tục tạm dừng hoạt động căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19. Nhìn chung, Thành phố đã quyết liệt kiểm soát tình hình dịch bệnh với tinh thần “Thần tốc, quyết liệt, đồng bộ, chủ động” và tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép”, vừa chủ động phòng, chống dịch, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Thành phố cơ bản đã kiểm soát tốt được tình hình dịch bệnh và kinh tế Thành phố dần phục hồi.

Thành phố đã tổ chức công bố và triển khai nhanh các bước thực hiện Nghị quyết số 1111/NQ-BTVQH14 ngày 9 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 1111/NQ-BTVQH14 ngày 9 tháng 12 năm 2020, phê duyệt và triển khai Đề án hình thành thành và phát triển đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2035, tăng cường nghiên cứu, tham mưu cơ chế chính sách đặc thù cho thành phố Thủ Đức. Đến nay, thành phố Thủ Đức đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp các cơ quan, đơn vị, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã chp thuận thành lập Phòng Khoa học và Công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức nhằm phù hợp với vị trí, vai trò là trung tâm đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ cao trong tương lai.

Thành phố đã chi 1.025 tỷ đồng chăm lo Tết Tân Sửu 2021, tăng gần 12 tỷ đồng so với năm 2020. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, năm nay số lượng người lao động, công nhân, sinh viên ở lại Thành phố dịp Tết đông hơn mọi năm. Thành phố đã kịp thời quan tâm, chăm lo Tết đến từng đối tượng tại các khu nhà trọ, ký túc xá; đồng thời chăm lo chu đáo cho người dân tại các khu cách ly, phong tỏa do ảnh hưởng của dịch bệnh, đảm bảo Tết đến với mọi người, mọi nhà. Các hoạt động văn hóa xã hội tiếp tục được triển khai theo kế hoạch một cách chu đáo, đầy đủ, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của ngành y tế về phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Ngành giáo dục của Thành phố đã chỉ đạo các trường đảm bảo tốt kế hoạch giảng dạy qua hình thức dạy và học trực tuyến; nâng cao tinh thn cảnh giác, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch. Ngành y tế Thành phố tiếp tục triển khai tiếp nhận khai báo, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp người từ vùng dịch trong nước đến Thành phố. Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo, yêu cầu sở ngành, địa phương mở đợt cao điểm xử lý và đặt mục tiêu cui năm nay chấm dứt ô nhiễm tiếng ồn karaoke trong hai giai đoạn: Giai đoạn 1 (tính đến cuối tháng 5 năm 2021) tập trung tuyên truyền nhắc nhở người dân, các cơ sở kinh doanh; hoàn thiện quy định pháp luật liên quan xử lý tiếng ồn; Giai đoạn 2 (từ tháng 6 đến cuối năm) tập trung kiểm tra, xử phạt nghiêm hành vi gây tiếng ồn từ karaoke theo các các quy định liên quan.

Tình hình quốc phòng - an ninh được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. 100% lực lượng vũ trang Thành phố sẵn sàng ứng trực, xử lý tình huống theo kế hoạch. Thành phố không xảy ra các vụ việc phức tạp, tệ nạn cờ bạc giảm đáng kể. Thành phố đã thành lập Phòng an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05) thuộc Công an thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh hoạt động của tội phạm công nghệ cao. Công an Thành phố đã tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đ“Người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn” phát hiện nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn vượt mức cho phép khi lưu thông. Ngoài ra, lực lượng Công an Thành phố đã triển khai cao điểm tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm với xe cơ giới không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật, xe cũ nát, xe tự chế.

1. Tổng sản phẩm nội địa GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 03 tháng đầu năm ước đạt 329.636 tỷ đồng, tăng 4,58% so với cùng kỳ, cao hơn nhiều so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 0,42%), cho thy các giải pháp chỉ đạo điều hành của Thành phố đã đem lại kết quả tích cực trên nhiều mặt; trong đó:

- Khu vực I (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) chiếm 0,72% GRDP, tăng 1,33% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 4,6%);

- Khu vực II (công nghiệp và xây dựng) chiếm 22,28% GRDP, tăng 5,35% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 3,13%);

- Khu vực III (dịch vụ), chiếm 62,79% GRDP, tăng 3,96% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 1,23%);

- Khu vực IV (Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm), chiếm 14,21% GRDP, tăng 6,16% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 2,89%).

Trong khu vực dịch vụ, có 07/9 ngành dịch vụ có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ: Ngành thương nghiệp bán buôn, bán lẻ tăng 8,2%; ngành thông tin truyền thông tăng 8,5%; ngành tài chính, ngân hàng tăng 7,7%; kinh doanh bất động sản tăng 1,3%; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ tăng 5,49%; ngành giáo dục và đào tạo tăng 7,13%; ngành y tế tăng 9,55%; có 02/9 ngành còn lại chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, có mức tăng trưởng giảm: vận tải kho bãi giảm 1,46%; lưu trú và ăn uống giảm 1,92%.

2. Lĩnh vực dịch vụ

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ: Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 ước đạt khoảng 90.712 tỷ đng, tăng 19,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 11,4%). Tính chung 03 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 279.045 tỷ đồng, tăng 6,2% (cùng kỳ giảm 1,3%)[1].

Tiếp tục thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ tập trung kiểm soát tốt lây nhiễm Covid-19 và triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình hồi phục kinh tế trên các ngành, trong đó có ngành thương mại dịch vụ[2]; ứng phó khẩn cấp dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tại các hệ thống phân phối trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (gồm 237 chợ, 238 siêu thị, 46 trung tâm thương mại và 2.735 cửa hàng bán lẻ) đủ sức đáp ứng nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân trên địa bàn Thành phố. Trong 3 tháng đầu năm, lượng hàng hóa dồi dào, chủng loại đa dạng, hình thức mẫu mã đẹp; hàng hóa được tổ chức lưu thông thông suốt trên địa bàn Thành phố. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn tiếp tục là những địa điểm thu hút người tiêu dùng do tạo sự yên tâm cho người mua về nguồn gốc, xuất xứ, thương hiệu cũng như các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và giá cả bình ổn theo các chương trình bình ổn thị trường của Thành phố.

+ Xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Thành phố 03 tháng đầu năm ước đạt 10,7 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,5%). Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: Cao su tăng 71% so với cùng kỳ; Gỗ và sản phẩm gỗ tăng 23,2% so với cùng kỳ...

+ Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn 03 tháng ước đạt 13,6 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 2,4%). Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như: Điện thoại các loại và linh kiện tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ; Hóa chất tăng 32,5% so với cùng kỳ; Chất dẻo nguyên liệu tăng 27,9% so với cùng kỳ; sắt thép các loại tăng 27,1% so với cùng kỳ; Linh kiện, phụ tùng ô tô tăng 28,6% so với cùng kỳ....

- Du lịch: Do tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang có chiều hướng diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia nên đã ảnh hưởng đến lượng khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh đó tình hình dịch bệnh trong nước, đặc biệt là khu vực phía Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh phức tạp với nhiều biến thể của virus trong dịp Tết Nguyên Đán đã tác động mạnh đến nhu cầu đi du lịch của người dân. Trong 3 tháng đầu năm, không có lượt khách quốc tế mới đến Thành phố Hồ Chí Minh[3], về tổng thu từ khách du lịch, doanh thu du lịch 3 tháng đầu năm ước đạt 23.103 tỷ đồng, giảm 1,77% so với cùng kỳ.

- Dịch vụ vận tải: Khối lượng vận tải hành khách công cộng trong 3 tháng đầu năm 2021, ước đạt 92,90 triệu lượt hành khách (giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2020), đạt 14,6% so với kế hoạch năm (kế hoạch năm là 638,40 triệu lượt hành khách). Sản lượng hành khách đường thủy trong 03 tháng đu năm 2021 ước đạt đt 7,74 triệu lượt hành khách, giảm 8,0% so với cùng kỳ[4]. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong 03 tháng đầu năm 2021 là 39,82 triệu tấn, tăng 2,59% so với cùng kỳ (cùng kỳ là 38,82 triệu tấn). Sản lượng hàng hóa thông qua đường thủy nội địa trong 03 tháng đầu năm 2021 đạt 18,49 triệu tấn, tăng 8,74% so với cùng kỳ (cùng kỳ là 17 triệu tấn).

[...]