BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2785/BC-BNN-PC
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 09 năm 2011
|
BÁO CÁO
GIẢI TRÌNH TIẾP THU Ý KIẾN THÀNH VIÊN CHÍNH PHỦ VỀ DỰ THẢO
NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH VỀ NÔNG NGHIỆP ĐỂ THỰC
HIỆN NGHỊ QUYẾT 57/NQ-CP NGÀY 15/12/2010 CỦA CHÍNH PHỦ
Thừa lệnh Thủ tướng Chính phủ, Văn
phòng Chính phủ đã có công văn số 5902/VPCP-KTN ngày 25 tháng 8 năm 2011 về việc
xin ý kiến thành viên Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định về nông nghiệp, một số Bộ trưởng - Thành viên Chính phủ đã có
ý kiến khác với dự thảo Nghị định. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin
giải trình tiếp thu ý kiến như sau:
1. Ý kiến của đồng
chí Nguyễn Thái Bình - Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Về cơ cấu Nghị định, cần biên tập lại
các Điều trong Nghị định cho rõ để dễ dẫn chiếu khi triển khai áp dụng theo ý
kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã nghiêm túc rà soát theo ý kiến này và thấy rằng đây là Nghị định sửa đổi,
bổ sung 06 Nghị định nên trong kết cấu của Nghị định mới mỗi điều sửa đổi, bổ
sung 01 Nghị định liên quan là thuận tiện hơn cho việc dẫn chiếu văn bản.
2. Ý kiến của đồng
chí Nguyễn Quân - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: Điều 6 ngoài việc sửa đổi,
bổ sung điểm a, b khoản 2 Điều 54 thì giữ nguyên các điểm c, d, đ, e của khoản
này như đã quy định tại Nghị định 23/2006/NĐ-CP.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn xin tiếp thu và chỉnh sửa tại Dự thảo Nghị định.
3. Ý kiến của đồng
chí Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Bộ Công Thương:
a. Đề nghị bổ sung cách thức thực
hiện đối với các thủ tục được liệt kê tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 và khoản 1 Điều
4
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã nghiêm túc xem xét theo ý kiến này nhưng đề nghị được quy định cách thức
thực hiện đối với các thủ tục này ở các văn bản do Bộ trưởng ban hành.
b. Đề nghị quy định rõ là “ngày làm
việc” trong khoản 1 và khoản 2 Điều 4 dự thảo Nghị định
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn xin tiếp thu và chỉnh sửa tại Dự thảo Nghị định.
c. Đề nghị bổ sung cụm từ “kể từ
ngày nhận hồ sơ” vào sau “… trường hợp hồ sơ không đầy đủ … trong vòng 03 ngày làm
việc” tại khoản 3 Điều 5 của Dự thảo
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn xin tiếp thu và chỉnh sửa tại Dự thảo Nghị định.
4. Ý kiến của đồng
chí Hà Hùng Cường - Bộ trưởng Bộ Tư pháp
a. Đề nghị bổ sung việc sửa đổi khoản
1 Điều 20 Nghị định 88/2010/NĐ-CP để thực thi thủ tục số 41 phần I Nghị quyết
57.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn xin giải trình như sau: thủ tục số 41 phần trồng trọt đưa ra 04 yêu cầu về
hồ sơ, số lượng hồ sơ, thẩm quyền cấp văn bằng dựa trên các quy định của Nghị định
số 104/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên Nghị định này đã được thay thế bởi Nghị định số
88/2010/NĐ-CP. Một số yêu cầu của tiết 41 phần I đã được thể hiện ở Nghị định
88, các yêu cầu về hồ sơ sẽ được Bộ Nông nghiệp quy định tại Thông tư hướng dẫn
Nghị định 88 đã được soạn thảo và sẽ ban hành cùng thời điểm với Nghị định này.
Vì vậy, đề nghị giữ nguyên như dự thảo.
b. Đề nghị bổ sung cụm từ “01 bộ hồ
sơ” vào khoản 1 Điều 31
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đề nghị giữ nguyên như dự thảo, vì số lượng hồ sơ của thủ tục đã được quy
định tại khoản 3 Điều 31
c. Ban hành mẫu Tờ khai đăng ký hợp
đồng chuyển nhượng, tờ khai yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống
cây trồng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đề nghị giữ nguyên như dự thảo. Các mẫu này sẽ được ban hành tại Thông tư
hướng dẫn Nghị định 88/2010/NĐ-CP, nhưng xin sửa lại dự thảo “theo mẫu do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành”.
d. Ghi rõ tên của biểu mẫu tại phụ
lục I, bổ sung nội dung số chứng minh thư/ hộ chiếu đối với trường hợp cá nhân
đề nghị cấp và thống nhất tên gọi Phụ lục I của Công ước CITES tại Phụ lục III
- A và III
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn xin tiếp thu và chỉnh sửa tại Dự thảo Nghị định.
5. Ý kiến của đồng
chí Nguyễn Minh Quang - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
a. Điều 1 Dự thảo sửa tiết a, điểm
2 khoản 3 Điều 31: đề nghị bổ sung cụm từ “số lượng giống cây trồng” sau cụm từ
“trong đó phải nêu rõ”
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đề nghị được giữ nguyên như dự thảo vì thủ tục chuyển giao quyền sử dụng
giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc thực hiện đối với từng giống
cây trồng.
b. Tiết d điểm 2 đề nghị bổ sung từ
“điểm” vào trước cụm từ b, c khoản 1
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn xin tiếp thu và chỉnh sửa tại Dự thảo Nghị định.
c. Điều 4 của Dự thảo: Điểm 2 khoản
1 Điều 30 đề nghị bổ sung quy định đối với một số động vật, sản phẩm động vật lạ
chưa có ở Việt Nam, ngoài việc đăng ký kiểm dịch phải thông báo cho các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để xác định và ngăn ngừa các khả năng gây dịch bệnh, xâm
hại, tác động xấu đến môi trường, đa dạng sinh học
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn xin giải trình như sau:
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đang xây dựng Thông tư sửa đổi Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN
ngày 08/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú
y và Thông tư số 11/2009/TT-BNN ngày 04/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN.
Dự thảo Thông tư quy định hồ sơ
đăng ký kiểm dịch bao gồm cả “Giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành”.
Như vậy đối với các trường hợp nhập
khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam các loài động
vật, loại sản phẩm động vật không có tên trong danh mục được phép kinh doanh hoặc
có tên trong danh mục các loài động vật hoang dã quý hiếm hoặc các loài ngoại
lai xâm hại, có nguy cơ xâm hại khi làm thủ tục đăng ký kiểm dịch phải có giấy
phép của các cơ quan quản lý chuyên ngành.
Vì vậy, vấn đề này sẽ không quy định
tại dự thảo Nghị định này. Đề nghị được giữ nguyên như Dự thảo.
d. Đề nghị xem xét lại trách nhiệm
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc công bố Danh sách các quốc
gia, vùng lãnh thổ được phép nhập khẩu vào Việt Nam hoặc không được phép nhập
khẩu vào Việt Nam đối với động vật, sản phẩm động vật.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đề nghị được giữ nguyên như dự thảo vì để đáp ứng yêu cầu minh bạch và tạo
thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu, Nghị quyết số 57/NQ-CP của Chính phủ
yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố Danh sách các quốc gia,
vùng lãnh thổ được phép xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật vào Việt Nam hoặc
không được phép xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật vào Việt Nam.
Việc công bố Danh sách các quốc
gia, vùng lãnh thổ được phép xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật vào Việt Nam
hoặc không được phép xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật vào Việt Nam dựa
trên căn cứ tình hình dịch bệnh động vật tại các nước, vùng lãnh thổ cũng như
việc thỏa thuận về yêu cầu vệ sinh thú y giữa Việt Nam với các nước nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cũng như minh bạch hóa trong quản lý nhập khẩu động vật, sản phẩm
động vật nhưng vẫn đảm bảo ngăn ngừa nguy cơ dịch bệnh và các yếu tố gây hại
xâm nhập vào Việt Nam ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an toàn dịch bệnh động
vật và môi trường.
e. Điều 5 của Dự thảo:
- Đề nghị làm rõ phạm vi áp dụng đối
với các đối tượng là động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm quy định tại
Dự thảo Nghị định và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm được
ưu tiên bảo vệ theo quy định của Luật Đa dạng sinh học năm 2008 và Nghị định số
65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học nhằm tránh trùng lặp, chồng
chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật.
Vấn đề này Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xin giải trình như sau: Phạm vi điều chỉnh của Nghị định
82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu, tái xuất khẩu nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng
và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
là những mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các phụ lục
I, II và III của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật hoang dã nguy cấp
(CITES). Danh mục các loài thuộc phụ lục CITES được quy định tại khoản II của
Công ước và được sửa đổi, bổ sung tại các kỳ họp Hội nghị các nước thành viên CITES
(CoP). Sau khi được CoP thông qua, danh mục loài thuộc các Phụ lục CITES được
áp dụng thực thi tại 175 nước thành viên.
Vì vậy, đề nghị giữ nguyên như dự
thảo.
- Tiết a điểm 1 khoản 1 (Điều 11 sửa
đổi, bổ sung): Đề nghị xem xét lại để làm rõ các loài nằm trong Phụ lục I CITES
nhưng đồng thời cũng nằm trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo
vệ theo quy định Luật Đa dạng sinh học thì chế độ quản lý như nuôi sinh trưởng,
nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo, xuất khẩu, nhập khẩu thì thực hiện như thế
nào vì các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được
thực hiện theo quy định của Luật Đa dạng sinh học và Nghị định 65/2010/NĐ-CP
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đề nghị giữ nguyên như dự thảo vì tất cả các loài thuộc các Phụ lục của
CITES, bao gồm cả các loài nằm trong Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được
ưu tiên bảo vệ nếu gây nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo để
xuất khẩu, tái xuất khẩu phải thực hiện theo quy định tại Điều III, IV, V của
Công ước, các Nghị quyết của Hội nghị các nước thành viên CITES. Các quy định tại
Nghị định số 82/2006/NĐ-CP về gây nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy
nhân tạo, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu được xây dựng theo các điều khoản
và hướng dẫn của CITES quốc tế. Các quy định này được áp dụng trên toàn thế giới,
các nước thành viên không thể quy định khác được.
- Khoản 5 và khoản 6: Đề nghị xem
xét lại việc quy định về trình tự, thủ tục đối với các trường hợp cấp giấy
phép, chứng chỉ nhập khẩu mẫu vật; cấp giấy phép nhập nội từ biển mẫu vật quy định
tại các Phụ lục I, II của Công ước CITES vì với các loài chưa từng có ở Việt
Nam lần đầu nhập khẩu phải áp dụng các quy định chặt chẽ, cụ thể hơn để tránh rủi
ro cho môi trường và đa dạng sinh học
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn xin tiếp thu và chỉnh sửa tại Dự thảo Nghị định.
Trên đây là giải trình, tiếp thu ý
kiến các thành viên Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kính báo
cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Vụ Kinh tế ngành;
- Lưu VT, PC.
|
BỘ
TRƯỞNG
Cao Đức Phát
|