Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Báo cáo 2275/QLCL-CL2 năm 2013 kết quả kiểm tra việc thực hiện Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT tại tỉnh miền bắc, trung và nam bộ do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành

Số hiệu 2275/QLCL-CL2
Ngày ban hành 03/12/2013
Ngày có hiệu lực 03/12/2013
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
Người ký Trần Bích Nga
Lĩnh vực Thương mại

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2275/QLCL-CL2

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2013

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN THÔNG TƯ SỐ 14/2011/TT-BNNPTNT TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC, TRUNG VÀ NAM BỘ

Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, từ ngày 25/9 đến 15/11/2013, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ (Tổng cục Thủy sản, Thanh tra Bộ, các Cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi, Thú y, Chế biến Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối) thành lập 4 Đoàn kiểm tra việc thực hiện Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT tại 10 tỉnh/thành phố (Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Gia Lai, Khánh Hòa, Long An, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hưng Yên và Hải Phòng). Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản xin báo cáo Bộ trưởng kết quả như sau:

1. Nội dung kiểm tra

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thực tế tại một số cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản, trong đó tập trung phối hợp kiểm tra cơ sở sản xuất phân bón tại 10 tỉnh/thành phố nêu trên (theo công văn 3626/BNN-QLCL ngày 08/10/2013).

- Làm việc với Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan thuộc Sở về việc triển khai các hoạt động nhằm kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT; Việc triển khai công văn 3626/BNN-QLCL ngày 08/10/2013 về việc tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất phân bón; Kết quả triển khai thí điểm mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Đồng Nai, Hưng Yên, Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội.

2. Kết quả kiểm tra

2.1. Việc triển khai Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT

a. Kết quả đạt được

- Tại các tỉnh/ thành phố các Đoàn công tác đến kiểm tra đều có kế hoạch triển khai Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai, Khánh Hòa và Thành phố Hà Nội cũng đã có văn bản về phân công và phối hợp công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cho các đơn vị trực thuộc Sở.

- Các tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cơ quan kiểm tra cấp tỉnh, huyện; thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chất lượng VTNN và ATTP trong lĩnh vực nông lâm thủy sản cho các cơ sở sản xuất kinh doanh (xin xem phụ lục 2, 3 gửi kèm).

- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh thành phố đã thực hiện rà soát, thống kê lập danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh. Việc triển khai đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh chủ yếu được thực hiện bởi cơ quan kiểm tra cấp tỉnh. Một số tỉnh/thành phố (tỉnh Hưng Yên, thành phố Hải Phòng) đã kiểm tra, đánh giá xếp loại được 20-30% số cơ sở; Riêng tỉnh Gia Lai, Đồng Nai đã thực hiện kiểm tra đánh giá đạt trên 50% số cơ sở SXKD trên phạm vi toàn tỉnh (xin xem phụ lục 4 kèm theo). Một số tỉnh đã thực hiện kiểm tra định kỳ đối với các cơ sở được đánh giá phân loại, tuy nhiên mới chỉ tập trung vào một số nhóm ngành hàng (cơ sở giết mổ gia súc, cơ sở kinh doanh thuốc thú y, cơ sở chế biến rau quả..

b. Tồn tại, bất cập

- Đa số cơ quan kiểm tra các huyện, xã của cả các tỉnh chưa nắm bắt và triển khai thực hiện theo yêu cu của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT, cũng như kế hoạch đã được phê duyệt; số liệu thống kê, báo cáo chưa đầy đủ. Công tác triển khai ở các cấp huyện, xã còn chậm do chưa có sự quan tâm chỉ đạo từ phía lãnh đạo các địa phương, mặt khác hệ thống cán bộ làm công tác quản lý chất lượng VTNN và ATTP nông lâm thủy sản tại cấp huyện, xã đu là kiêm nhiệm, còn hạn chế về năng lực chuyên môn.

- Các tỉnh được kiểm tra hầu hết chưa thực hiện việc công khai danh sách các cơ sở được xếp loại A, B, C theo quy định của Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngoại trừ tỉnh Gia Lai đã thực hiện việc công bố kết quả các đợt kiểm tra đánh giá phân loại trên Báo Gia Lai. Việc kiểm tra lại và xử lý vi phạm đối với cơ sở xếp loại C hầu hết chưa được thực hiện theo đúng quy định của Thông tư.

- Việc kiểm tra, đánh giá còn gặp nhiều khó khăn: các biểu mẫu thống kê, kiểm tra đánh giá ban hành kèm theo Thông tư 14 còn chưa nht quán đi với các loại hình sản xuất, các nhóm sản phẩm; chưa đy đủ cho các loại hình sản xuất, kinh doanh các dạng sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Ngành Nông nghiệp và PTNT; một số biểu mẫu quá dài (biểu mẫu kiểm tra cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm); đặc biệt biểu mẫu kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón còn nhiu bt cập, chưa phù hợp thực tiễn (yêu cầu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO, giấy chứng nhận an toàn bảo hộ lao động, điều kiện phòng chng cháy n; yêu cu phiếu kết quả kiểm nghiệm đối với từng lô hàng phân bón.. .)

2.2. Việc triển khai công văn số 3626/BNN-QLCL ngày 08/10/2013 về việc tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất phân bón

Các địa phương chưa kịp thực hiện công văn 3626/BNN-QLCL vì mới triển khai thực hiện và tổng kết đợt thanh tra theo Quyết định 1194/QĐ-BNN-TTr ngày 28/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc thanh tra diện rộng cht lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi. Thêm vào đó, cũng do hạn chế về nguồn lực (riêng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương chưa có thông tin vì Đoàn kiểm tra của Bộ đến làm việc vào tháng 9/2013, khi chưa có công văn số 3626/BNN-QLCL).

2.3. Việc triển khai mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn tại một số tỉnh

a. Kết quả đạt được

Các tỉnh tham gia mô chuỗi gồm các sản phẩm rau, thịt, trứng và thủy sản trong đợt kiểm tra là các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Đồng Nai, Hưng Yên, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các mô hình chuỗi thực hiện nhìn chung đáp ứng tiến độ đề ra.

b. Tồn tại, bất cập

- Kinh phí triển khai thí điểm chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn còn hạn chế, chủ yếu từ nguồn Chương trình MTQG VSATTP (Dự án số 5) phân bổ cho Ngành NN&PTNT, nhưng kinh phí chưa tương xứng với phạm vi quản lý của Ngành NN& PTNT. Thêm vào đó, một số hoạt động hỗ trợ để triển khai mô hình chuỗi (truyền thông quảng bá sản phẩm, đào tạo tập huấn người thực hiện mô hình...) thì lại không có trong nội dung hoạt động của Dự án s 5.

- Thiếu cơ chế chính sách tạo động lực cho phát triển sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn, chất lượng cao (tạo phân khúc thị trường, phát triển hệ thống phân phối nông lâm thủy sản..

- Sản xuất các sản phẩm nông sản, thủy sản (rau quả, thịt lợn, thịt gà, cá, tôm...) còn manh mún nhỏ lẻ, trình độ hạn chế nên rất khó áp dụng các quy định của thực hành nông nghiệp tốt, khoa học công nghệ tiên tiến, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến dẫn đến năng suất và chất lượng không được như mong muốn, đó là những khó khăn mà người nông dân không dễ vượt qua.

- Thiếu liên kết hoặc liên kết chưa bền vững giữa người sản xuất và người tiêu thụ, liên kết tổ hợp tác xã;

- Sản phẩm sản xuất theo GAP, an toàn và không an toàn chưa được phân biệt rõ ràng trên thị trường và cho đến nay chưa có quy định rõ ràng, cụ thviệc tiêu thụ sản phẩm an toàn ở các siêu thị, chợ ... Thiếu tính đồng bộ các giải pháp và nội dung triển khai.

[...]