Báo cáo 174/BC-UBND về tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 năm 2013 tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 174/BC-UBND
Ngày ban hành 30/08/2013
Ngày có hiệu lực 30/08/2013
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đoàn Vinh Quang
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 174/BC-UBND

Lâm Đồng, ngày 30 tháng 08 năm 2013

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 8 NĂM 2013

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Sản xuất nông - lâm nghiệp

Trong tháng 8/2013, toàn tỉnh tập trung chủ yếu cho thu hoạch vụ Hè thu; sản xuất vụ Mùa; trồng rừng, trồng cây phân tán, phòng chống lụt bão; triển khai phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi nhất là bệnh lở mồm long móng tiếp tục xảy ra trên đàn trâu, bò và heo tại huyện Cát Tiên; kết quả đạt được trong từng lĩnh vực cụ thể như sau:

a) Trồng trọt:

- Sản xuất vụ Hè thu: đến nay cơ bản kết thúc khâu xuống giống cây trồng các loại; tng diện tích gieo trồng ước 40.831 ha, giảm 1,6% (-673 ha) so cùng kỳ. Trong đó, lúa 6.194 ha, giảm 0,95% (-59 ha); ngô 10.724,7 ha, giảm 9,3% (-1.093 ha); rau các loại 17.405 ha, tăng 2,6% (+443 ha); hoa các loại 2.378 ha, tăng 14,8% (+306 ha).

Tính đến ngày 10/8/2013, đã thực hiện thu hoạch vụ Hè thu trên diện tích 19.396 ha cây hàng năm các loại, đạt 47,5% diện tích gieo trồng. Trong đó, lúa 3.583 ha, đạt 57,9%; năng suất bình quân ước 48,8 tạ/ha, giảm 0,56% (-0,27 tạ/ha) so cùng kỳ; ngô 2.585,6 ha, đạt 24,1%, năng suất bình quân ước 49,7 tạ/ha, tăng 0,52% (+0,25 tạ/ha); rau 9.607 ha, đạt 55,2%, năng suất bình quân ước 332,1 tạ/ha, tăng 1,55% (+5,1 tạ/ha); hoa các loại 1.771,4 ha, đạt 85,5% diện tích gieo trồng.

- Sản xuất vụ Mùa: toàn tỉnh đã gieo trồng 20.384 ha cây hàng năm các loại, giảm 8,4% (-1.626 ha) so cùng kỳ. Trong đó, lúa 10.885 ha, giảm 7,1%; ngô 239,3 ha, tăng 13,6% (+28,6 ha); rau 6.268 ha, tăng 0,28% (+17,5 ha); hoa các loại 218,6 ha.

- Trồng mới và chuyn đi cây lâu năm: toàn tỉnh thực hiện trồng mới và chuyển đổi các loại cây lâu năm đạt 7.230 ha, tăng 89,7 % (+3.419 ha) so cùng kỳ[1], trong đó: cà phê 4.299 ha, tăng 156,8%, chủ yếu do chuyển đổi một số cây trồng khác kém hiệu quả sang trồng cà phê, trồng trên đất lâm nghiệp và trồng xen[2]; chè 210 ha, bằng 53,7% so cùng kỳ, chủ yếu chuyển đổi diện tích chè cũ già cỗi, năng suất kém sang trồng giống mới chất lượng và giá trị kinh tế cao như Olong, Kim tuyên, TB14, LD97 (Bảo Lâm 166,8 ha, Đạ Huoai 19 ha, Bảo Lộc 14 ha...); cao su 1.916 ha[3]; dâu tằm 223 ha; cây ăn trái 491 ha. Chương trình tái canh cây cà phê hiện chỉ có huyện Di Linh đã triển khai giải ngân cho các hộ đăng ký; các huyện Đức Trọng, Bảo Lâm cũng đang tích cực trin khai công tác chuẩn bị.

- Tình hình dịch bệnh trên cây trồng:

+ Trên cây lúa: Toàn tỉnh có 896 ha nhiễm rầy ở mức độ nhẹ và trung bình, giảm 17% so với cùng kỳ (giảm 192 ha); 1.961 ha bị bệnh đạo ôn lá, tăng 1.346 ha so với cùng kỳ[4].

+ Trên cây cà phê: có 3.082 ha bị sâu đục thân, giảm 78 ha so với tháng trước (trong đó có 1.170 ha có tỷ lệ cây bị sâu đục thân ở mức trên 30%; diện tích còn lại bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ và trung bình dưới 30%)

+ Trên cây rau: có 675 ha bị sưng rễ (tỷ lệ hại 6,8 - 30%), giảm 298 ha so với cùng kỳ, trong đó có 70,6 ha nhiễm nặng (tỷ lệ hại 20 - 30%).

Ngành chức năng đã và đang phối hợp cùng các địa phương trin khai các biện pháp phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

- Công tác quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản: Trong tháng, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra 06 cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến chè tại thành phố Bảo Lộc[5]. Kết quả, phát hiện 3 cơ sở kinh doanh không đúng ngành nghề quy định; 04 cơ sở không công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phm; hiện tại chưa phát hiện có chè “bẩn” dùng làm thực phẩm; đã lấy 12 mẫu chè gửi đi phân tích chất lượng và an toàn thực phm (hiện chưa có kết quả). UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, chế biến trà tại thành phố Bảo Lộc.

b) Chăn nuôi

- Trong tháng 8/2013 tiếp tục ổn định tổng đàn gia súc, gia cầm. Hiện nay, giá sản phm chăn nuôi đang phục hồi, giá heo hơi tại thời điểm này dao động từ 42.000 - 45.000đ/kg. Tuy nhiên, do giá thức ăn chăn nuôi tăng làm cho chi phí đầu vào cao nên hiệu quả chăn nuôi thấp.

- Tình hình dịch bệnh đối với đàn gia súc, gia cầm: dịch lở mồm, long móng trên đàn gia súc đang diễn biến phức tạp tại huyện Cát Tiên. Theo báo cáo của UBND huyện, lũy kế đến ngày 28/8/2013 có 04 xã (gồm: Phù Mỹ, Phước Cát 1, Mỹ Lâm và Đức Phổ)/13 thôn/77 hộ/201 con trâu bò/323 con tổng đàn và 13 con heo/45 con tổng đàn mắc bệnh. Đã tiêu hủy 08 con trâu, bò, trọng lượng tiêu hủy 1.737 kg; 45 con heo, trọng lượng tiêu hủy 2.291 kg. Ngành chức năng đang phối hợp cùng địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh, tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống, ngăn ngừa lây lan.

Đến hết ngày 20/8/2013, đã tiêm được 6.160 con đạt tỷ lệ 77,6%/ tổng đàn. Ngoài ra đã cấp phát 1.907 lít thuốc sát trùng cho 12/12 xã, thị trấn để thực hiện khử trùng. Theo nhận định của ngành chức năng: dịch bệnh đang được khống chế và có chiều hướng tiến triển tốt trong thời gian tới; trong ngày 28/8/2013 không có trâu, bò, heo bị bệnh phát sinh mới. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, khí hậu trong giai đoạn chuyển mùa; thức ăn khan hiếm, sự vận chuyển trâu bò lậu... các ngành, các địa phương, các tổ chức và hộ gia đình phải chủ động và tích cực phòng chống không để lây lan ngoài tầm kiểm soát.

- Công tác kiểm dịch động vật: đã kiểm dịch xuất tỉnh 18.104 con heo, 70 con trâu bò, 74.309 con gia cầm. Kiểm dịch nhập tỉnh 10.946 con heo, 724 con trâu bò, 243.555 con gia cầm, 593 xe phân gia súc gia cầm. Qua kim dịch đã phát hiện và lập biên bản 6 trường hợp vi phạm (giảm 5 trường hợp so với cùng kỳ năm trước), đã xử lý 6 trường hp (có 3 trường hợp tháng trước chuyển qua), thu phạt 9,75 triệu đồng, còn 3 trường hp chưa xử lý.

c) Lâm nghiệp

- Lâm sinh: Đến nay các đơn vị đã trồng 191.154 cây phân tán; 353.624 cây (diện tích 158,9 ha) rừng phân tán; tiếp tục thực hiện công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng với diện tích là 374.274 ha[6] cho 22.752 hộ[7] và 50 đơn vị tổ chức.

- Khai thác lâm sản: Tổng khối lượng lâm sản do các đơn vị khai thác đã được nghiệm thu, xác nhận, đóng búa kiểm lâm trong tháng 8 là 5.625 m3, giảm 1.481 m3 so với cùng kỳ; trong đó: gỗ khai thác tận thu, tận dụng 3.919m3; khai thác rừng trồng 1.405 m3; từ đề án khai thác rừng thông là 300,3 m3. Từ đầu năm đến nay đã khai thác 90.446 m3 gỗ tròn các loại, giảm 24,6% so với cùng kỳ; trong đó: nghiệm thu khai thác chính các năm trước chuyển qua 2.622 m3; khai thác tận thu, tận dụng 70.638 m3; khai thác rừng trồng 16.844m3; từ đề án khai thác rừng thông 300,3 m3.

- Tình hình vi phạm lâm luật: Trong tháng lực lượng chức năng đã phát hiện, lập biên bản 173 vụ vi phạm lâm luật, giảm 10% so với cùng kỳ (giảm 19 vụ); trong đó: phá rừng trái phép 54 vụ (tăng 17 vụ), diện tích rừng bị phá 10,28 ha (tăng 5,63 ha). Tổng số vụ vi phạm đã xử lý 165 vụ; trong đó xử phạt vi phạm hành chính 160 vụ, chuyển xử lý hình sự 5 vụ; lâm sản tịch thu qua xử lý vi phạm 183,6 m3 gỗ các loại (giảm 4,08m3); động vật rừng hoang dã 15 cá thể; thu nộp ngân sách 1,296 tỷ đồng, tăng 426 triệu đồng so với cùng kỳ.

2. Sản xuất công nghiệp

Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng 14,1% so cùng kỳ. Trong đó: ngành khai khoáng tăng 13,4%; công nghiệp chế biến tăng 21,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 1,7%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,2%. Một số sản phm chủ yếu tăng mạnh so cùng kỳ: may quần áo bảo hộ lao động 65,4 ngàn cái, tăng gấp 27,2 lần[8]; rau ướp lạnh 0,59 ngàn tấn, tăng 50,7%; phân hỗn hợp NPK đạt 9,2 ngàn tấn, tăng 11,7%; quả và hạt ướp lạnh đạt 0,35 ngàn tấn, tăng 4,2%; chè chế biến các loại 2,1 ngàn tấn, tăng 2,8%. Riêng sản phẩm alumin dự ước tháng 8 sản xuất 12.000 tấn, ước 8 tháng đạt 90.040 tấn; đã tiêu thụ 45.916,42 tấn với tổng trị giá 275.498 triệu đồng.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng ước tăng 6,95% so với cùng kỳ, trong đó ngành khai khoáng tăng 4,2%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,8%; sản xuất và phân phối điện giảm 3,3%; cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 7,5%.

[...]