BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1158/BC-BNN-VP
|
Hà
Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2014
|
BÁO CÁO
CÔNG TÁC THÁNG 3 NĂM 2014 VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TÁC THÁNG 4 NĂM 2014 1
Phần thứ nhất
KẾT QUẢ CÔNG TÁC
THÁNG 3
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH CỦA
BỘ
Trong 3 tháng đầu năm 2014, các đơn vị
trong Bộ cơ bản đã hoàn thành tốt công việc được giao, các lĩnh vực sản xuất của
ngành và kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đều có tăng trưởng so với cùng kỳ
năm trước, chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh.... Tuy
nhiên, sản xuất vẫn tăng chậm so với kế hoạch đề ra, tiêu thụ các mặt hàng nông
sản nhất là lúa gạo còn gặp nhiều khó khăn, thực hiện tái cơ cấu ngành còn chậm
triển khai.
Trước tình hình nêu trên, Bộ đã tập
trung triển khai các nhiệm vụ như sau:
- Tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm dịch
cúm gia cầm; chỉ đạo các địa phương triển khai công văn số 519/BNN-TY ngày
18/02/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc khử
trùng, phòng chống dịch cúm gia cầm trong toàn quốc.
- Chỉ đạo các đơn vị xây dựng phương
án, kế hoạch thu mua tạm trữ lúa gạo vụ Đông Xuân 2014. Đặc
biệt là Tổng Công ty Lương thực miền Bắc và Tổng Công ty lương thực miền Nam để
triển khai tốt chủ trương tạm trữ.
- Bộ chỉ đạo tổ chức Hội nghị “Sơ kết
sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa vụ Đông xuân 2013-2014” và
“triển khai kế hoạch Hè thu - Thu đông - Mùa 2014 tại Nam bộ”.
- Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra
công tác quản lý, đảm bảo an toàn hồ chứa nước trước mùa mưa lũ.
- Tăng cường chỉ đạo và thực hiện
phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô tại các địa phương vùng Đông
Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm triển
khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới khu vực Đông Nam Bộ,
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tại tỉnh Lâm Đồng.
- Bộ trưởng đã ký các văn bản hợp tác
với một số nước nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
II. KẾT QUẢ SẢN XUẤT THÁNG 3 VÀ
TRONG QUÝ I
Ba tháng đầu năm, thời tiết rét đậm,
rét hại kéo dài, dịch cúm gia cầm bùng phát tại nhiều địa phương, thị trường xuất
khẩu nông sản vẫn gặp nhiều khó khăn, sức mua trong nước cải thiện chưa nhiều
đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Bộ đã tập trung
chỉ đạo phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi ở các tỉnh phía Bắc và đặc biệt
quyết liệt phòng, chống dịch cúm gia cầm, hạn chế thiệt hại và lây lan. Đồng thời,
chỉ đạo các địa phương thu hoạch lúa Đông Xuân, xuống giống lúa Hè Thu sớm ở miền
Nam, chăm sóc lúa Đông Xuân ở miền Bắc.
Đồng thời, toàn ngành vẫn nghiêm túc
triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về
những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội và dự toán NSNN, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh
doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; đồng thời tập trung chỉ đạo, điều
hành thực hiện kế hoạch và các Chương trình hành động của Bộ, ngành để bảo đảm
duy trì sự phát triển.
Một số kết quả chính đạt được là:
|
Đơn
vị
|
Thực
hiện 15/03/2013
|
Thực
hiện 15/03/2014
|
% so
với C.kỳ 2013
|
1. Gieo cấy lúa đông xuân cả nước
|
1000
ha
|
3103,4
|
3055,2
|
98,4
|
Chia ra: - Miền Bắc
|
“
|
1119,9
|
1104,2
|
98,6
|
- Miền Nam
|
“
|
1983,4
|
1950,9
|
98,4
|
Trong đó: ĐB sông Cửu Long
|
“
|
1600,9
|
1562,5
|
97,6
|
2. Thu hoạch lúa đông xuân ở miền
Nam
|
“
|
1382,7
|
799,4
|
57,8
|
Trong đó: - ĐB sông Cửu Long
|
“
|
1318,3
|
760,6
|
57,7
|
3. Gieo trồng màu lương thực
|
“
|
549,0
|
554,0
|
100,9
|
Trong đó: - Ngô
|
“
|
354,9
|
352,7
|
99,4
|
- Khoai lang
|
“
|
78,4
|
78,5
|
100,0
|
4. Trồng rừng tập trung
|
|
8,0
|
11,3
|
141,3
|
Trong đó: - Rừng phòng hộ đặc dụng
|
Ha
|
0,4
|
0,4
|
100,0
|
- Rừng sản xuất
|
Ha
|
7,6
|
10,9
|
143,4
|
5. Tổng sản lượng thủy sản
|
1000
tấn
|
1.151
|
1.185
|
102,9
|
Trong đó: - Sản lượng khai thác
|
“
|
651,1
|
686
|
105,4
|
- Sản lượng nuôi trồng
|
“
|
500
|
499
|
99,8
|
6. Kim ngạch xuất khẩu
|
Tr.USD
|
6.307,4
|
6.903,2
|
109,4
|
Trong đó: - Nông sản chính
|
“
|
3.417
|
3.357
|
98,2
|
- Thủy sản
|
“
|
1.199
|
1.618
|
135
|
- Lâm sản chính
|
“
|
1.229
|
1.470
|
119,6
|
1. Sản xuất nông nghiệp
1.1. Trồng trọt:
Quý I, sản xuất trồng trọt chủ yếu tập
trung vào việc thu hoạch hoa màu còn lại của vụ Đông, lúa đông xuân ở đồng bằng
sông Cửu Long và gieo trồng, chăm sóc cây trồng vụ Đông
xuân ở miền Trung và Bắc Bộ.
Miền Bắc: Tính đến ngày 15/3, các địa phương miền Bắc đã cơ
bản hoàn thành gieo cấy lúa đông xuân, đạt 1.104,2 ngàn ha, bằng 98,6% so với
cùng kỳ năm trước. Do yếu thời tiết không thuận lợi nên các vùng Trung du và miền
núi phía Bắc, Bắc Trung bộ đều đạt thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, thời tiết trên địa bàn miền
Bắc đã chuyển biến tốt, nắng ấm, mưa rào xuất hiện rải rác đã giúp lúa đông
xuân sớm qua giai đoạn hồi xanh và bước sang thời kỳ đẻ nhánh. Phần lớn diện
tích lúa được gieo cấy đúng lịch thời vụ, cơ cấu trà và các giống lúa sử dụng
tiếp tục theo hướng tích cực và các cánh đồng mẫu lớn tiếp tục được mở rộng
giúp cơ giới hóa trồng lúa đồng bộ hơn đã mở ra triển vọng
bước đầu cho vụ lúa đông xuân năm nay ở các tỉnh miền Bắc.
Miền Nam:
Tính đến ngày 15/3, các địa phương ở miền Nam đã thu hoạch đạt gần 800 ngàn ha
lúa đông xuân, chủ yếu tập trung tại các tỉnh vùng ĐBSCL. Năm nay tốc độ thu hoạch
lúa đông xuân chậm hơn khá nhiều, chỉ xấp xỉ bằng 60% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân chủ yếu do lũ ở vùng ĐBSCL năm nay rút chậm, nên các địa phương xuống
giống trễ hơn so với năm trước. Tuy
nhiên, hiện nay diện tích lúa đã chín nhiều do việc xuống giống tập trung để tránh rầy lây lan, nên tốc độ thu hoạch sẽ được đẩy nhanh trong một vài
tuần tới.
Theo báo cáo bước đầu của các địa
phương vùng ĐBSCL, năng suất bình quân lúa đông xuân trên diện tích đã thu hoạch
toàn vùng ước đạt trên 70 tạ/ha, cao hơn so với vụ trước
khoảng 2 tạ/ha (Long An, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang,
An Giang).
Đồng thời với việc khẩn trương thu hoạch
lúa đông xuân, các địa phương thuộc vùng ĐBSCL cũng đã bắt đầu triển khai xuống
giống lúa hè thu. Tính đến ngày 15/3, diện tích xuống giống trên toàn vùng đạt
hơn 212 ngàn ha, gần bằng 60% so với cùng kỳ năm trước. Các địa phương có diện
tích xuống giống lúa hè thu nhiều, gồm: Đồng Tháp 60,7 ngàn ha, Sóc Trăng 50
ngàn ha, Tiền Giang 38,5 ngàn ha, Cần Thơ 22 ngàn ha,...
* Cây màu vụ đông xuân: quý I, cả nước gieo trồng đạt khoảng 554 ngàn ha, tăng gần
1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích ngô đạt 353 ngàn ha, xấp xỉ
cùng kỳ; khoai lang đạt 78,5 ngàn ha, bằng cùng kỳ; sắn đạt 110,2 ngàn ha, tăng
8,7% so với cùng kỳ năm trước.
* Cây công nghiệp ngắn
ngày: đạt 323,6 ngàn ha, bằng 92,8% cùng
kỳ năm trước; trong đó: đậu tương đạt 62,6 ngàn ha, bằng 97,5%, lạc đạt 145,2
ngàn ha, bằng 95,8%. Diện tích gieo trồng rau, đậu các loại đạt khoảng 470,4
ngàn ha, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.
* Tình hình sâu bệnh
Trong quý I, một số loại sâu bệnh gây
hại giảm so với cùng kỳ năm ngoái như: Sâu cuốn lá nhỏ gây hại 30,336
ngàn ha2; bệnh đạo ôn lá gây hại 58,8 ngàn
ha và đạo cổ bông là 13,9 ngàn ha3; bệnh
khô vằn4 gây hại 4.897 ha; Chuột gây hại
gần 10 ngàn ha.
Ngược lại, một số loại gây hại tăng: rầy
các loại5 gây hại gần 97 ngàn ha; sâu đục
thân gây hại 3.835 ha; bọ trĩ gây hại trên 6 ngàn ha; bệnh bạc
lá, đốm sọc nhiễm hơn 15 ngàn ha; bệnh đen lép hạt gây nhiễm gần
16,5 ngàn ha; bệnh đốm nâu - nghẹt rễ gây nhiễm gần 10 ngàn ha.
1.2. Chăn nuôi
Trong quý I, rét đậm, rét hại xảy ra
trên diện rộng cũng đã ảnh hưởng lớn đến phát triển đàn vật nuôi, gây thiệt hại
cho ngành chăn nuôi. Đồng thời, từ tháng 2, nguy cơ lây lan virus cúm H7N9 và
H10N8 từ Trung Quốc vào Việt Nam và dịch cúm gia cầm bùng phát ở nhiều địa
phương, có diễn biến phức tạp. Bộ tập trung chỉ đạo và phối hợp với Sở Nông
nghiệp và PTNT các địa phương phía Bắc đẩy mạnh triển khai
thực hiện các biện pháp phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi; tập trung chỉ đạo
quyết liệt việc khoanh vùng, dập dịch và phát động “Tháng
tiêu độc, khử trùng”.
Theo báo cáo của các địa phương, rét
đậm, rét hại đã làm chết hơn 2000 con trâu, bò của một số tỉnh miền núi phía Bắc,
tổng số gia cầm mắc bệnh, chết là 63.611 con (một số tỉnh gia cầm bị nhiễm
bệnh chết như: Vĩnh Long 30,4 nghìn con, Trà Vinh 28,2 nghìn con, Cần
Thơ 20,4 nghìn con, Tây Ninh trên 18 nghìn
con, Quảng Nam 16,6 nghìn con, Lào Cai 11,8 nghìn con, Vĩnh Phúc 5,8 nghìn
con... toàn bộ số gia cầm trong đàn mắc bệnh đã được địa phương tiêu hủy);
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê,
hiện tại đàn trâu, bò của cả nước giảm khoảng hơn 1,5 - 2%; bò giảm khoảng hơn
1 - 1,5%; đàn lợn tăng nhẹ và đàn gia cầm tăng khoảng 1% nhẹ so với cùng kỳ năm
2013.
* Về thị trường nguyên liệu và thức
ăn chăn nuôi thành phẩm: trong quý, giá hầu hết các nguyên
liệu tương đối ổn định: ngô 6.615 đ/kg, sắn lát 5.355 đ/kg, Lysine 42.000 đ/kg,
Methionine 78.750 đ/kg; giá một số nguyên liệu tăng nhẹ: bột cá 26.775 đ/kg
(tăng 2,0%), khô dầu đậu tương 14.910 đ/kg (tăng 1,4%); riêng cám gạo giảm 9,0%
(6.590 đ/kg). Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm không đổi: thức ăn hỗn hợp hoàn
chỉnh cho gà Broiler 11.602,5 đ/kg; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh lợn thịt giai đoạn
từ 60kg đến xuất chuồng 10.489,5 đ/kg.
* Tình hình dịch bệnh: tính đến ngày 21/3/2014
- Cúm gia cầm
(H5N1): cả nước còn 13 tỉnh là Cà Mau, Khánh Hòa,
Cần Thơ, Vĩnh Long, Hải Dương, Sóc Trăng, Gia Lai, Hưng Yên, Đồng Nai, Hà
Giang, Quảng Nam, Bến Tre và Bình Thuận có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.
- Lở mồm long
móng (LMLM): cả nước có tỉnh Quảng Trị và Sơn La
có ổ dịch LMLM chưa qua 21 ngày.
- Dịch Tai xanh: toàn quốc không địa phương nào có dịch.
2. Lâm nghiệp
Hoạt động lâm nghiệp những tháng đầu
năm tập trung chủ yếu vào chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng, triển khai trồng rừng vụ Xuân và trồng cây phân tán trong dịp Tết
Giáp Ngọ, đồng thời tăng cường công tác phòng chống cháy rừng trong mùa khô.
2.1. Công tác lâm
sinh: Trong quý I, một số địa phương phía Bắc đã
tiến hành trồng rừng tập trung, gieo ươm, chăm sóc cây giống.
Kết quả 3 tháng đầu năm đã trồng mới rừng tập trung ước đạt
11,3 nghìn ha, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước; trồng cây lâm nghiệp phân
tán đạt 64,2 nghìn cây, tăng 1%; sản lượng gỗ khai thác đạt 1.190 nghìn m3,
tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước.
2.2. Công tác kiểm
lâm:
Theo báo cáo của các địa phương, thời
tiết hanh khô nên nguy cơ cháy rừng tương đối cao. Diện tích rừng bị cháy trong quý là 508 ha6, tăng 25,8% so với
cùng kỳ. Cả nước có 21 tỉnh có nguy cơ cháy rừng ở cấp cực kỳ nguy hiểm, trọng
điểm là các tỉnh vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Chi cục Kiểm lâm các tỉnh
đã tăng cường cán bộ để cùng chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp
phòng, chống cháy.
Trong tháng 3 trên
toàn quốc xảy ra 1.148 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản, bằng 44% về số vụ vi phạm so với cùng kỳ năm trước. Tổng số vụ
vi phạm đã được xử lý là 899 vụ, trong đó xử phạt hành chính 888 vụ; xử lý hình
sự 11 vụ. Tịch thu 1.024 m3 gỗ các loại, bao gồm 517 m3 gỗ
tròn và 507 m3 gỗ xẻ. Thu nộp ngân sách gần 13
tỷ đồng.
Diện tích rừng bị phá trong quý I là
92 ha tăng 64,7% so với cùng kỳ năm trước.
3. Thủy sản
Tổng sản lượng khai thác, nuôi trồng
thủy sản Quý I năm 2014 ước đạt 1.185,2 nghìn tấn tăng 3% so với cùng kỳ năm
trước; trong đó, sản lượng cá ước đạt 870,8 nghìn tấn (tăng 1,6%), sản lượng
tôm ước đạt 118,2 nghìn tấn (tăng 8,6%).
3.1. Hoạt động khai thác
Thời tiết đầu năm trên các vùng biển
tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác. Sản lượng khai thác thủy sản trong
Quý ước đạt 687,3 ngàn tấn, tăng 5,6 % so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó: khai thác biển đạt 648,9 ngàn tấn, tăng 6% so với cùng kỳ.
3.2. Nuôi trồng thủy sản
Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 3
ước đạt 176 ngàn tấn, tăng 0,3% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản
lượng nuôi trồng thủy sản 3 tháng đầu năm đạt 499 ngàn tấn, giảm 0,2% so
với cùng kỳ.
Tình hình sản xuất một số loài cụ thể
như sau:
+ Cá tra: diện tích
nuôi cá tra của các tỉnh ĐBSCL 3 tháng đầu năm ước đạt
5.400 ha với sản lượng 382 nghìn tấn (tương đương cùng kỳ năm trước)
Nuôi cá tra liên tục gặp khó khăn do
giá cá tra nguyên liệu ở mức thấp, khủng hoảng đầu ra và
giá thức ăn cao, việc tiếp cận vốn tuy có thuận lợi, lãi
suất giảm nhưng không khuyến khích hộ đầu tư cho lĩnh vực này nên sản lượng
nuôi cá tra liên tục giảm.
+ Tôm:
thay đổi cơ cấu theo hướng giảm diện tích nuôi tôm sú, tăng diện tích nuôi tôm
thẻ chân trắng. Vì vậy trong những
tháng đầu năm 2014, diện tích thả nuôi tôm thẻ tăng nhanh. Tuy nhiên việc nguồn
giống, thức ăn, thuốc hóa chất chưa đảm bảo về chất lượng, đầu tư về thủy lợi
và quản lý môi trường nước chưa theo kịp cũng dẫn đến nguy cơ dịch bệnh có thể
phát sinh mạnh khi diện tích nuôi tăng lên.
Một số tỉnh đã bắt đầu thả giống, trong đó Kiên Giang đã thả nuôi được 47.495 ha; Sóc Trăng thả nuôi
4.494,6 ha với 1.657,1 triệu giống. Ước tổng diện tích tôm nước lợ cả nước đạt 180
nghìn ha (tôm thẻ chân trắng khoảng 12 nghìn ha),
sản lượng thu hoạch 11,5 nghìn tấn.
3.3. Dịch bệnh thủy sản
Trong tháng 3, bệnh đốm trắng
xảy ra tại 6 tỉnh7, tổng diện tích bị bệnh là
790,78 ha; bệnh hoại tử gan tụy cấp xảy ra trên tôm
sú và tôm thẻ tại 4 tỉnh8 với diện tích là 142,71
ha. So sánh với cùng kỳ thì dịch bệnh trong tháng xảy ra với quy mô và diện
tích thấp hơn.
Bệnh trên các loài thủy sản khác: hiện
tượng tôm hùm bị sữa, đỏ thân và đen mang vẫn xuất hiện tại Khánh Hòa; cá tra
chủ yếu mắc bệnh gan thận mủ và xuất huyết;
4. Sản xuất muối
Diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt
14.508 ha, trong đó: diện tích muối thủ công
đạt 10.869 ha; diện tích muối công nghiệp đạt 3.639 ha. Sản lượng muối ước đạt
khoảng 247.643 tấn, bằng 97,7% so với cùng kỳ 2013 (muối sản xuất
thủ công ước đạt 178.966 tấn, bằng 88,3% so với cùng kỳ 2013.
Lượng muối tồn trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất ước khoảng 108.328 tấn;
trong đó: Miền Bắc tồn 7.300 tấn; Miền Trung tồn 33.164 tấn; Đồng bằng sông Cửu
Long tồn 67.864 tấn.
5. Xuất, nhập khẩu
5.1. Xuất khẩu nông, lâm và
thủy sản
Xuất khẩu nông sản tháng 1, 2 gặp nhiều
khó khăn, một số mặt hàng nông sản chính có sự sụt giảm cả về lượng và giá xuất
khẩu nên 2 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này giảm 9,8% so với
cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, sang tháng 3, tình hình xuất khẩu của mặt hàng cà
phê, tiêu, điều đã được cải thiện hơn (lần lượt tăng về giá trị: 13,8%, 32,3%
& 18,2%), kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 3 ước đạt 2,64 tỷ
USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 3 tháng đầu năm lên
6,9 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong đó, giá trị
xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 3,35 tỷ USD, giảm 1,8%; Giá trị
xuất khẩu thủy sản ước đạt 1,61 tỷ USD, tăng 35%; các mặt hàng lâm sản và đồ gỗ
ước đạt 1,47 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2013 nên
kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 3 tháng đầu năm lên 6,9
tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2013 (6,56 tỷ USD). Thặng dư thương mại
đạt 1,8 tỷ USD, bằng 78,6% so với cùng kỳ năm 2013.
Kết quả cụ thể một số mặt hàng chủ
yếu như sau:
Gạo: xuất khẩu tháng 3 ước đạt 524 nghìn tấn với giá trị 243 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu 3 tháng đầu năm ước đạt 1,31
triệu tấn, tương đương 616 triệu USD, giảm 14,9% về lượng
và giảm 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu bình quân
tháng 2 đạt 486,5 USD/tấn, tăng 8%. Thị trường Philippin có sự đột biến tăng về
khối lượng và giá trị (gấp 7 - 7,7 lần).
Cà phê: xuất khẩu trong tháng ước đạt 274 nghìn tấn với
giá trị đạt 558 triệu USD. Tổng xuất khẩu 3 tháng đầu năm ước đạt 601 nghìn tấn
và 1,17 tỷ USD, tăng 24,8% về khối lượng và tăng 13,8% về giá trị so cùng kỳ
năm 2013. Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.880 USD/tấn, giảm 10,2% so với năm
2013.
Cao su: Ước xuất khẩu tháng 3 đạt 37 nghìn tấn với giá trị 71 triệu USD, lũy kế
3 tháng đạt 144 nghìn tấn với giá trị đạt 292 triệu USD, giảm 23,1% về khối lượng
và giảm 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Chè: lượng XK tháng 3 ước đạt 8 nghìn tấn với giá trị đạt 11 triệu USD, đưa khối lượng XK 3 tháng đầu năm ước đạt 24 nghìn tấn với giá
trị đạt 37 triệu USD, giảm 15,4% về khối lượng và giảm 13,8% về giá trị so với
cùng kỳ năm 2013.
Hạt điều: xuất khẩu tháng 3 ước đạt 18 nghìn tấn với giá trị 117 triệu USD, lũy
kế 3 tháng đạt 50 nghìn tấn với 310 triệu USD, tăng 16% về khối lượng và tăng
18,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Tiêu: xuất khẩu trong tháng đạt 25 nghìn tấn, với giá trị đạt 170 triệu USD,
đưa khối lượng XK 3 tháng đầu năm lên 49 nghìn tấn với giá trị 332 triệu USD,
tăng 29,4% về khối lượng và tăng 32,3% về giá trị.
Sắn và các sản phẩm từ sắn: lượng xuất khẩu trong tháng ước đạt 473 nghìn tấn, với giá trị đạt 140
triệu USD đưa tổng khối lượng xuất khẩu 3 tháng đầu năm đạt 1,18 triệu tấn với
giá trị 361 triệu USD, giảm 15,5% về khối lượng và giảm 16,2% về giá trị so
cùng kỳ năm 2013.
Lâm sản và đồ gỗ: Ước giá trị xuất khẩu tháng 3 đạt 490 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu
3 tháng đạt 1,4 tỷ USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm 2013.
Thủy sản: Giá trị xuất khẩu tháng 3 ước đạt 574 triệu USD, lũy kế 3 tháng đầu
năm đạt 1,61 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2013.
5.2. Nhập khẩu
Giá trị nhập khẩu toàn ngành trong 3
tháng đầu năm 2014 ước đạt 5,1 tỷ USD, tăng 26,9% so với năm cùng kỳ năm 2013.
Trong đó, nhập khẩu một số mặt hàng chính đạt khoảng 3,7 tỷ USD, tăng 17,6% so
với cùng kỳ năm trước. Cụ thể:
Phân bón: khối lượng nhập khẩu các loại trong tháng đạt 248 nghìn tấn với giá trị
86 triệu USD, đưa khối lượng NK 3 tháng đầu năm đạt 736 nghìn tấn, kim ngạch nhập
khẩu đạt 240 triệu USD, giảm 5,5% về lượng và giảm 25,9% về giá trị so với cùng
kỳ năm 2013.
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu: trong tháng giá trị NK đạt 67 triệu USD, đưa giá trị NK 3 tháng đầu
năm đạt 192 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2013.
Gỗ và sản phẩm gỗ: Uớc giá trị NK tháng 3 đạt 229 triệu USD, đưa giá trị NK 3 tháng đạt
504 triệu USD, tăng 60,4% so với cùng kỳ năm trước.
Lúa mì: khối lượng NK trong tháng 3 đạt 110 nghìn tấn với
giá trị 36 triệu USD, lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 447 nghìn tấn, giá trị nhập khẩu
đạt 143 triệu USD, tăng 47% về lượng và 25,9% về giá trị
so với cùng kỳ năm 2013.
Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩu tháng 3 ước đạt 176 triệu USD, đưa giá trị NK 3
tháng đạt 615 triệu USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Thủy sản: Ước giá trị NK tháng 3 đạt 74 triệu USD, đưa kim ngạch nhập khẩu 3
tháng đầu năm đạt 247 triệu USD, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2013.
6. Thực hiện vốn đầu tư XDCB
6.1. Vốn ngân sách tập
trung
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2014 của
Bộ thuộc nguồn ngân sách tập trung được giao trong năm là 4.460,18 tỷ đồng, bao
gồm 2.760,18 tỷ đồng vốn trong nước và 1.700 tỷ đồng vốn nước ngoài.
Khối lượng thực hiện 3 tháng ước đạt 1.245
tỷ đồng, đạt gần 28% kế hoạch TTCP giao và bằng 16% kế hoạch Bộ giao
(bao gồm cả khối lượng thu hồi ứng trước). Trong đó: vốn ngoài nước đạt 652 tỷ
đồng (bằng 38,4% kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 13% kế hoạch Bộ
giao); vốn trong nước đạt gần 593,5 tỷ đồng, bằng 21,5% kế hoạch.
- Vốn thực hiện dự án đạt 1.205,4 tỷ đồng bằng 30,7% kế hoạch năm, gồm:
+ Khối Thủy lợi: Ước đạt 775,8 tỷ đồng,
bằng 32,7% kế hoạch;
+ Khối Nông nghiệp: Ước đạt 214 tỷ đồng,
bằng 36,8% kế hoạch;
+ Khối Lâm nghiệp: Ước đạt 136,2 tỷ đồng,
bằng 52% kế hoạch;
+ Khối Thủy sản: Ước đạt 42,5 tỷ đồng,
bằng 16,6% kế hoạch;
+ Khối Giáo dục - Đào tạo: Ước đạt 22
tỷ đồng, bằng 10,8% KH;
+ Các ngành khác: Ước đạt 9,1 tỷ đồng,
bằng 9,2% kế hoạch năm;
- Vốn thực hiện các chương trình mục tiêu: Ước đạt 36,9 tỷ
đồng, 7,8% KH.
- Vốn chuẩn bị đầu tư: Ước đạt 1,7 tỷ đồng, bằng gần 18,5% KH năm;
6.2. Vốn trái phiếu Chính
phủ
Kế hoạch vốn được giao là 6.600 tỷ đồng,
3 tháng thực hiện ước đạt 1.422 tỷ đồng, tương đương 21,6% so với KH.
7. Phát triển nông thôn và sắp
xếp, đổi mới doanh nghiệp
Quý I, Bộ Nông nghiệp và PTNT tập
trung chuẩn bị tổng kết thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TW và Hội nghị sơ kết toàn
quốc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; dự thảo kết luận của Bộ
Chính trị về đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 26; kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông
thôn mới năm 2013 tại 15 tỉnh.
Xây dựng Dự thảo Thông tư hướng dẫn
thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển
kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng
lớn; chuẩn bị tổ chức tập huấn cho các đơn vị, địa phương;
Xây dựng kế hoạch hoạt động Chương trình đào tạo bồi dưỡng hợp tác xã, tổ hợp
tác trong nông nghiệp năm 2014, hướng dẫn thực hiện Luật hợp tác xã, Trang trại, và nghiên cứu đề xuất các chính sách phát triển.
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thực
hiện Chương trình bố trí dân cư các vùng thường xuyên xảy
ra thiên tai, dân cư trú trong khu rừng đặc dụng; kết quả thực hiện Chương
trình bố trí dân cư giai đoạn 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn
2016-2020.
Về Dự án di dân, tái định cư Thủy điện
Sơn La và Lai Châu: Lũy kế đến ngày 18/02/2014, Dự án di dân, tái định cư Thủy
điện Sơn La đã giải ngân 18,508.90/19,118 tỷ đồng, đạt 96,8% kế hoạch giao; Dự
án di dân, tái định cư Thủy điện Lai Châu đã giải ngân vốn bồi thường, hỗ trợ
tái định cư là 452,40 tỷ đồng.
Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn tạm thời
thực hiện Quyết định 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa
đổi một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình
30a; xây dựng báo cáo tổng kết lý luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới trong
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;
Hoàn thành trình
ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ xét công nhận và công bố địa phương
đạt chuẩn nông thôn mới; Dự thảo hướng dẫn các địa phương thực hiện Tiêu chí
thu nhập năm 2013, 2014.
* Công tác sắp xếp,
đổi mới doanh nghiệp
Triển khai kế hoạch sắp xếp đổi mới
các doanh nghiệp khối viện, trường; tiếp tục chỉ đạo các Tổng công ty thuộc Bộ
xử lý các tồn tại tài chính, đất đai để thực hiện CPH theo kế hoạch đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt;
Báo cáo tình hình sắp xếp đổi mới và
tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ giai đoạn 2011-2015; tổng hợp báo cáo
Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện tái cơ cấu Tập đoàn Cao su VN, các Tcty
thuộc Bộ theo Đề án tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
Ban hành quyết định phê duyệt điều lệ
và có ý kiến chỉnh sửa về phương án tái cơ cấu tài chính của các Tổng công ty
thuộc Bộ
Phần thứ hai
NHIỆM VỤ CÔNG
TÁC THÁNG 4
1. Trồng trọt, BVTV
* Miền Bắc: tiếp tục chỉ đạo tiến độ gieo cấy lúa, chỉ đạo công tác chăm sóc, thu
hoạch lúa vụ Đông Xuân và theo dõi sát tình hình thời tiết, sâu bệnh để chỉ đạo
hiệu quả sản xuất lúa, cây rau màu vụ Đông Xuân 2013-2014.
* Miền Nam: theo dõi tiến độ gieo cấy lúa Hè Thu; theo dõi diện tích đất lúa kém
hiệu quả chuyển đổi sang cây trồng khác thuộc các tỉnh
vùng ĐBSCL và Đông Nam Bộ
Hoàn thành rà soát Quy hoạch đất lúa
và chỉ đạo chuyển đổi cây trồng trên đất lúa theo định hướng Tái cơ cấu ngành.
Tiếp tục hoàn thiện Chiến lược phát
triển trồng trọt đến năm 2030, Nghị định thay thế Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất
trồng lúa; Đề án phát triển cà phê bền vững, Đề án phát
triển điều; xây dựng Thông tư Quy định về công nhận cho áp dụng các tiêu chuẩn
Thực hành nông nghiệp tốt khác và tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ khác trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, Thông tư hướng dẫn
Nghị định số 202/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón
Chuẩn bị Hội nghị Sơ kết 5 năm phát
triển cao su vùng Tây Bắc theo chỉ đạo của Thủ tướng CP
Tăng cường kiểm tra, theo dõi sát
tình hình, chủ động dự báo, hướng dẫn phòng trừ kịp thời dịch hại cây trồng: bệnh
đạo ôn, rầy nâu, rầy lưng trắng và sâu cuốn lá nhỏ trên lúa ĐX giữa - cuối vụ tại
các tỉnh phía Bắc; Chỉ đạo thực hiện gieo sạ lúa Hè Thu tập trung đồng loạt né
rầy; giám sát đồng ruộng và thực hiện tốt việc tập trung phòng trừ, ngăn chặn dịch
rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa đông xuân
2013 - 2014; hè thu 2014 ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ;
Tiếp tục triển khai thực hiện việc
giám sát tình hình dịch hại di cư trên lúa tại điểm hợp
tác điều tra giám sát dịch hại di cư tại 03 tỉnh Nam Định,
Nghệ An và Quảng Nam; hoàn thành dự thảo Đề án “Chính sách khuyến khích phát
triển sản xuất rau an toàn”.
2. Chăn nuôi, thú y
Kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống
dịch cúm gia cầm tại tuyến cơ sở, tổ chức giám sát phát hiện kịp thời ổ dịch để
xử lý triệt để (đặc biệt tại các địa bàn ổ dịch cũ, có nhiều thủy cầm, nơi có
nguy cơ cao phát dịch,...); xây dựng kế hoạch tổ chức tiêm phòng đợt I/2014 vắc xin cúm cho đàn gia cầm tại các địa bàn có nguy cơ cao.
Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh
và xây dựng kế hoạch triển khai tái cơ cấu ngành chăn nuôi trong thời gian tới.
Tiếp tục chỉ đạo
các địa phương, doanh nghiệp và các cơ sở giống có giải pháp tăng cường hoạt động
sản xuất, cung ứng đủ nhu cầu giống cho sản xuất và kiểm soát giá giống vật
nuôi, đảm bảo bình ổn và phục vụ tái đàn. Tiếp tục phối hợp thực hiện chương
trình hỗ trợ con giống cho các tỉnh miền núi phía Bắc và các địa phương trên cả nước, giảm thiểu tình trạng nhập lậu con giống
qua biên giới;
Tăng cường chỉ đạo giám sát tình
hình, phòng chống dịch bệnh, công tác kiểm soát chất lượng vật tư chăn nuôi, đặc
biệt là đối với thức ăn chăn nuôi.
Tiếp tục chỉ đạo triển khai chương
trình ViepGAP trong chăn nuôi tại một số địa phương. Đồng
thời chỉ đạo đôn đốc các địa phương đẩy mạnh công tác triển khai nhiệm vụ quy
hoạch chăn nuôi.
Hoàn thiện và ban hành Quyết định phê
duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi”; Đề án "Tăng cường năng lực quản
lý giống vật nuôi"; hoàn thiện và trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quyết định về Chính sách đổi mới chăn nuôi nông hộ giai đoạn
2014-2020;...
3. Lâm nghiệp
Tiếp tục chỉ đạo công tác bảo vệ rừng
và PCCCR trong mùa khô, đặc biệt đối với vùng Tây Nguyên,
Tây Nam Bộ, Tây bắc; Tiếp tục đôn đốc các địa phương triển khai kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng năm 2014, trong đó tập trung công tác trồng rừng của các tỉnh phía Bắc; kế hoạch trồng rừng
thay thế diện tích rừng chuyển sang làm thủy điện.
Tiếp tục chỉ đạo triển khai Đề án tái
cơ cấu ngành Lâm nghiệp; Dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng
theo kế hoạch
Hoàn thành kế hoạch hành động để rà
soát đánh giá thực trạng chế biến lâm sản gắn với giải quyết vấn đề về thị trường
lâm sản, chế biến dăm gỗ, đảm bảo nâng cao giá trị lâm sản.
Phối hợp với Ủy ban kinh tế của Quốc
hội tổ chức Hội thảo “Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ và phát triển
rừng”.
4. Thủy sản
Tổ chức xây dựng Quy hoạch nuôi tôm
nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn 2030; rà soát Quy hoạch sản xuất và
tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020 làm căn cứ chỉ đạo
và tổ chức sản xuất9; giám sát tình hình chuẩn bị
điều kiện nuôi và thả giống tại địa phương; xây dựng kế hoạch phòng chống dịch
bệnh cho năm 2014;
Tăng cường kiểm tra các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chất lượng thức ăn, sản phẩm xử lý cải
tạo môi trường và con giống; nghiên cứu giải pháp căn bản để xây dựng liên kết
chuỗi giá trị trong sản xuất kinh doanh cá tra đảm bảo lợi ích của các bên,
tháo gỡ khó khăn về vốn vay nuôi cá tra, tôm; xây dựng cơ
chế, chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung,
thâm canh.
Tích cực triển khai các công việc
tháo gỡ khó khăn liên quan đến Luật Nông trại (Farm Bill)
của Hoa Kỳ và đợt rà soát hành chính lần thứ 10 (POR 10) đối với mặt hàng cá tra xuất khẩu.
Tiếp tục theo dõi ảnh hưởng của giá
xăng dầu; diễn biến thời tiết, tình hình sản xuất trên biển
Đông để kịp thời chỉ đạo trong tình huống diễn biến phức tạp,
rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động khai thác hải sản của ngư dân; khuyến khích, hướng
dẫn ngư dân khai thác theo mô hình sản xuất tổ, đội để tiết kiệm chi phí di
chuyển ngư trường, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Triển khai thực hiện tốt các chính
sách hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản ở vùng biển xa; nghiên cứu, kiến nghị sửa
đổi một số nội dung trong chính sách để phù hợp với tình
hình thực tế của ngành.
5. Chế biến, thương mại
Phối hợp với Hiệp hội ngành hàng, các
Tập đoàn, Tổng Công ty theo dõi sát tình hình sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng
nông lâm thủy sản chủ lực; nghiên cứu đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách mở rộng
thị trường, tháo gỡ kịp thời khó khăn, bảo đảm tiêu thụ nông sản kịp thời, hiệu
quả cho doanh nghiệp và người sản xuất;
Kiểm tra tình hình tạm trữ 01 triệu tấn
quỹ gạo vụ Đông xuân ĐBSCL vụ 2013-2014; Báo cáo tình hình
sản xuất, tiêu thụ, cân đối cung cầu các mặt hàng đường.
Tập trung hoàn thiện Đề án Nâng cao
giá trị gia tăng hàng nông, lâm, thủy sản thông qua chế biến sâu và giảm tổn thất
sau thu hoạch; Đề án cơ giới hóa nông nghiệp đến 2020, tầm nhìn 2030; Dự án quy
hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; triển khai các nhiệm vụ đã phê duyệt trong Kế hoạch
XTTM năm 2014;
Xây dựng Nghị định về sản xuất và
kinh doanh Mía đường; Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/NĐ-CP ngày
20/11/2013 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Thương mại; Hoàn chỉnh Thông
tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg ngày 18/02/2011 của
Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre; Xây dựng
dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày
14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Xây dựng
Thông tư thay thế Thông tư số 60/2011/TT-BNNPTNT và 68/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn
kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu...
6. Quản lý chất lượng và an
toàn vệ sinh thực phẩm
Chỉ đạo triển khai kế hoạch hoạt động
quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm năm 2014; duy trì lấy
mẫu giám sát trên diện rộng kết hợp với thông tin vi phạm
ATTP từ các nguồn khác nhau làm cơ sở đánh giá nguy cơ, xác định sản phẩm, công
đoạn, địa bàn có nguy cơ cao và tổ chức thanh tra, điều
tra nguyên nhân, xử lý vi phạm (kể cả thu hồi sản phẩm không an toàn);
- Hoàn thiện Thông tư sửa đổi các biểu
mẫu kiểm tra, đánh giá các cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN và sản phẩm nông lâm
thủy sản còn bất cập theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT; sửa đổi Thông tư số
13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2011 về việc hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu;
Phê duyệt và triển khai chương trình
thí điểm việc công khai kết quả xếp loại A, B, C tại cơ sở
sản xuất, kinh doanh và thí điểm cấp giấy chứng nhận sản phẩm được sản xuất,
kinh doanh theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn
Chủ động nắm bắt và tiếp tục xử lý
các vướng mắc trong xuất khẩu nông
lâm thủy sản vào các thị trường: Liên Bang Nga (Liên minh hải quan), EU, Nhật,
Mỹ.
Tổ chức, triển khai đánh giá chỉ định
phòng thử nghiệm theo quy định Thông tư liên tịch số
20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/8/2013.
Tiếp tục thẩm tra
hồ sơ đăng ký nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc động vật, thực vật của các nước
nhập khẩu vào Việt Nam theo Thông tư 25, Thông tư 13. Giải quyết vướng mắc liên
quan đến các quy định tại 2 Thông tư này;
7. Thủy lợi, đê điều, XDCB
Tiếp tục đôn đốc địa phương thực hiện
kiểm tra an toàn các công trình thủy lợi; xây dựng khung
chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý an toàn hồ, đập; tổng kết rút
kinh nghiệm thực hiện 03 đợt xả nước từ các hồ thủy điện phục vụ gieo cấy lúa
Xuân ở các tỉnh trung du đồng bằng Bắc Bộ.
Thực hiện các nội dung về an toàn hồ
chứa: đôn đốc địa phương thực hiện chỉ thị số 21/CT-TTg; chỉ thị số 910/CT-BNN
của Bộ về tăng cường công tác quản lý bảo đảm an toàn hồ chứa; xây dựng Tiêu
chuẩn, Thông tư hướng dẫn các nội dung về quản lý an toàn đập.
Tiếp tục đôn đốc các Chủ đầu tư, ban
quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đảm bảo chất lượng và an
toàn công trình; kiểm tra một số dự
án đang thực hiện: các dự án TPCP, NSNN và đẩy nhanh tiến độ các dự án WB3,
ADB5, WB5, RETA;
Tiếp tục hoàn thiện phê duyệt quy hoạch
lưu vực sông Cà Lồ, Trà Khúc; quy hoạch vùng lòng hồ Dầu Tiếng và khu đầu mối
phục vụ quản lý khai thác đa mục tiêu, quy hoạch thủy lợi vùng kẹp giữa hai
sông Vàm Cỏ;
Hoàn thiện và ban hành Thông tư liên
tịch Hướng dẫn triển khai Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai
thác công trình cấp nước sạch nông thôn; triển khai Đề án phát triển trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1446/QĐ-TTg, ngày
15/9/2009.
Chỉ đạo các Sở, Ngành chức năng điều tra đánh giá hiệu quả hoạt động và quản lý vận hành của các công trình đã
đầu tư, nhất là các công trình phân cấp cho huyện và xã đầu
tư và quản lý khai thác.
Rà soát, kiện toàn lại bộ máy ban chỉ
huy PCLB các Bộ, ngành và các địa phương; đôn đốc các tỉnh, thành phố triển
khai thực hiện kế hoạch tu bổ đê điều thường xuyên; kế hoạch duy tu bảo dưỡng
đê điều đảm bảo đúng kế hoạch, tiến độ để đưa vào phòng chống lụt bão;
Tiếp tục xây dựng Nghị định quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống thiên tai; Nghị định quy định
về thành lập và quản lý quỹ phòng, chống thiên tai;
8. Phát triển nông thôn và sắp
xếp, đổi mới doanh nghiệp
Tiếp tục chuẩn bị tổng kết thực hiện
Nghị quyết 26/NQ-TW và Hội nghị sơ kết toàn quốc thực hiện Chương trình MTQG
xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn các địa phương thực hiện tiêu chí thu nhập
năm 2013 (thuộc Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM); tổ chức đoàn công tác, kiểm
tra tình hình triển khai thực hiện Chương trình năm 2014 tại
một số địa phương;
Tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển các hình thức tổ chức kinh tế tập thể trong nông nghiệp; tổng hợp ý
kiến các Bộ ngành liên quan về dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định
số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp
tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
Nghiên cứu, khảo sát tình hình, đề xuất
chính sách đối với dân di cư tự do;
Tổ chức đoàn công tác liên Bộ đi kiểm
tra, khảo sát cơ chế, chính sách tái định cư các Dự án thủy
lợi, thủy điện tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên; chỉ đạo UBND các tỉnh Sơn La,
Điện Biên, Lai Châu tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án thành phần,
hoàn thành việc thu hồi đất, giao đất, bù chênh giá trị sử dụng đất và hướng dẫn
nhân dân sớm ổn định đời sống, tổ chức lại sản xuất; triển khai xây dựng Đề án
“Ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư Thủy điện Sơn
La”.
* Công tác sắp xếp, đổi mới
doanh nghiệp:
Tiếp tục chỉ đạo TCty thuộc Bộ xử lý
các tồn tại tài chính, đất đai để thực hiện CPH theo kế hoạch đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt. Phê duyệt phương án CPH TCty Xây dựng Nông nghiệp và PTNT;
giá trị doanh nghiệp Tổng công ty Thủy sản Việt Nam, Công
ty TNHH1TV Thủy sản Hạ Long.
Tiếp tục thực hiện những giải pháp
nâng cao trách nhiệm chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn
nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; xây dựng kế hoạch, triển khai kiểm tra giám sát đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp, các viên chức quản lý
doanh nghiệp, kiểm soát viên và xếp loại doanh nghiệp.
9. Công tác kế hoạch, tài chính
Theo dõi và tổng hợp tình hình thực
hiện Tái cơ cấu ngành, Chương trình hành động của Bộ triển khai thực hiện Nghị
quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ
yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán
NSNN năm 2014.
Duyệt quyết toán 2013 các đơn vị trực
thuộc Bộ; thông báo số dư chuyển 2014 và giao dự toán ngân
sách năm 2014 đợt 2 sau khi có ý kiến hiệp y của Bộ Tài chính, chuẩn bị phân bổ
kinh phí đợt 3; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu chính sách
tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ.
Triển khai đánh giá tình hình thực hiện
kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 và xây dựng kế hoạch 5 năm 2016 - 2020.
10. Các công tác khác
Triển khai các hoạt động hợp tác quốc
tế, xúc tiến đầu tư, khoa học công nghệ, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật,
hoạt động cải cách hành chính, công tác tổ chức sắp xếp và đào tạo cán bộ; tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện nghiêm túc Luật Phòng, chống tham
nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí./.
Nơi nhận:
- VP Chính phủ (Vụ KTN, Vụ TH);
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Lãnh đạo Bộ;
- Các Sở NN&PTNT;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ;
(Website: www.omard.gov.vn)
- Công đoàn ngành NN&PTNT;
(Website: www.omard.gov.vn)
- Đảng ủy cơ quan Bộ; (Website:
www.omard.gov.vn)
- Công đoàn cơ quan Bộ; (Website:
www.omard.gov.vn)
- VP (TT, TH); (Website:
www.omard.gov.vn)
- Lưu: VT, TH.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Văn Tám
|
1 Nội dung đăng trên WWW.omard.gov.vn
2 Long An, An Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc
Trăng, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Gia Lai và Phú Yên.
3 An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Long An, Hậu
Giang...và Miền Trung, gồm: Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa.
4 Bạc Liêu, Long An, Vĩnh Long, Tiền Giang, Sóc
Trăng...
5 Long An, Bạc Liêu, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang
và Kiên Giang, Quảng Nam, Bình Định và Khánh Hòa.
6 Một số tỉnh có diện tích cháy lớn: Lạng Sơn
66,9 ha; Yên Bái 64,3 ha; Bình Thuận 47,5 ha; Sơn La 44,2 ha
7 Bến
Tre, Cà Mau, Phú Yên, Sóc Trăng, Tiền Giang và Tp Hồ Chí Minh
8 Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang và Quảng Trị
9 Quy hoạch cá tra đang triển khai, Quy hoạch tôm
nước lợ đã phê duyệt hồ sơ mời thầu.