Báo cáo 111/BC-UBND về kết quả xếp hạng chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) của thành phố giai đoạn năm 2017-2019 và các giải pháp thực hiện trong năm 2020 do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 111/BC-UBND
Ngày ban hành 30/06/2020
Ngày có hiệu lực 30/06/2020
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Trần Vĩnh Tuyến
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 111/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2020

 

BÁO CÁO

VỀ KẾT QUẢ XẾP HẠNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) VÀ CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH (PAR INDEX) CỦA THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN NĂM 2017 - 2019 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRONG NĂM 2020

Thực hiện đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố tại Công văn số 389/TTHĐND-VP về báo cáo nội dung phục vụ kỳ họp thứ hai mươi Hội đồng nhân dân, trong đó có nội dung báo cáo chuyên đề về kết quả xếp hạng chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) giai đoạn năm 2017 - 2019, Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo như sau:

Phần I

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI)

I. TÌNH HÌNH PCI CỦA THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2017 - 2019

Qua phân tích số liệu thứ hạng và điểm số của chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của thành phố trong giai đoạn 2017 -2019, thứ hạng có sự thay đổi từ hạng 8 sang hạng 14 (năm 2017: hạng 8, năm 2018: hạng 10 và năm 2019: hạng 14). Tuy nhiên, về điểm số thành phố, đều tăng hàng năm và tăng từ 65,19 điểm thành 67,16 điểm trong giai đoạn 2017 - 2019, (năm 2017: 65,19 điểm, năm 2018: 65,34 điểm và năm 2019: 67,16 điểm).

Các chỉ số thành phần của PCI thành phố trong giai đoạn 2017 - 2019 tập trung vào nhóm có điểm cao và nhóm có điểm số trên trung bình, cụ thể:

- Nhóm các chỉ số có điểm số cao (từ 6,79 đến 7,3 điểm): chiếm 50% số lượng chỉ số gồm Gia nhập thị trường, Tính minh bạch, Chi phí thời gian, Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, Đào tạo lao động. Trong nhóm này, các chỉ số cao điểm nhất là Gia nhập thị trường và Hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, hai chỉ số này có xu hướng giảm điểm (giảm không quá 0,5 điểm).

- Nhóm các chỉ số có điểm số trên trung bình (từ 5,39 đến 6,35 điểm): Tiếp cận đất đai, Chi phí không chính thức, Cạnh tranh bình đẳng, Tính năng động, Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự. Các chỉ số này có xu hướng tăng điểm nhưng tăng không nhiều (tăng không quá 1 điểm).

Nhìn chung, các chỉ số thành phần của PCI thành phố trong giai đoạn 2017 - 2019 có tăng nhưng không nhiều (tăng 1,97 điểm trong 03 năm), trong khi các tỉnh thành khác có sự tăng mạnh về điểm số nên dẫn đến việc thành phố xuống hạng. Năm 2019, PCI của thành phố đã chuyển từ nhóm các tỉnh thành có chỉ số Năng lực cạnh tranh “khá” thành nhóm “tốt”. Điều này chứng minh thành phố đã và đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hướng tới nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp nhưng sự chuyển biến chưa thật sự mạnh mẽ.

Theo báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được công bố trong năm 2019 thì các phân tích, đánh giá về PCI được thu thập dựa trên các dữ liệu gồm: Điều tra thường niên trên 8.000 doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành; 2.000 doanh nghiệp mới thành lập và 1.500 doanh nghiệp FDI từ 20 tỉnh, thành phố. Số lượng doanh nghiệp tham gia phản hồi điều tra năm 2019 là 8.773 doanh nghiệp. Đến cuối năm 2019, thành phố có 411.438 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, trong khi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lấy số liệu đánh giá của 8.773 doanh nghiệp trên tất cả các tỉnh, thành để đánh giá năng lực cạnh tranh của các tỉnh. Do đó, việc lấy phiếu đánh giá của một nhóm các doanh nghiệp để đánh giá cho năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố chưa phản ánh toàn diện thực tế phát triển của thành phố trong thời gian qua.

Ngoài ra, nghiên cứu đánh giá môi trường kinh doanh tại Việt Nam do Ngân hàng Thế giới thực hiện qua các năm, Việt Nam được đánh giá tăng điểm môi trường kinh doanh (từ 68,6 điểm năm 2018 lên 69,8 điểm năm 2019), hiện đứng thứ 70/190 nền kinh tế được đánh giá.

Một trong các chỉ số thành phần quan trọng để Ngân hàng Thế giới tiến hành khảo sát, đánh giá là chỉ số về Khởi sự kinh doanh/Thành lập doanh nghiệp (chỉ số này tương tự như chỉ số Gia nhập thị trường của VCCI thực hiện). Qua biểu đồ có thể thấy chỉ số Thành lập doanh nghiệp tăng hạng so với năm 2018 (từ hạng 123 lên hạng 104). Ngân hàng Thế giới nêu rõ chi tiết đo lường các bước thủ tục thực hiện Khởi sự kinh doanh/Gia nhập thị trường bao gồm 8 thủ tục thực hiện tuần tự từng bước như sau:

Thứ tự các bước

Khởi s kinh doanh

Thời gian (ngày

Cơ quan liên quan

 

 

 

1

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

3

Ngành Kế hoạch đầu tư (cơ quan ĐKKD)

3

Thông báo mẫu con dấu qua mạng

2

Ngành Kế hoạch đầu tư (cơ quan ĐKKD)

2

Khắc dấu

1

Doanh nghiệp

4

Mở tài khoản ngân hàng

1

Ngân hàng Thương mại

5

Mua hoc tự in hóa đơn

10

Ngành Tài chính

*6

Nộp thuế môn bài

1

Ngành Tài chính

*7

Đăng ký lao động

1

Ngành Lao động, thương binh và xã hội

*8

Đăng ký BHXH, BHYT

1

Ngành BHXH

Ghi chú: * là các thủ tục thực hiện đồng thời

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, khởi sự kinh doanh tại Việt Nam khi triển khai 8 thủ tục để đăng ký thành lập doanh nghiệp thì mất tổng cộng 17 ngày (rút ngắn được 3 ngày do thủ tục 6, 7, 8 là các thủ tục thực hiện đồng thời). Trên thực tế, bằng mọi nỗ lực thực hiện cải cách hành chính nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, thành phố tiên phong trong việc rút ngắn đáng kể thời gian khởi sự kinh doanh bằng cách giảm thời gian xử lý hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi tích hợp các thủ tục 1, 2, 3, 4 vào cùng một bước.

Thứ tự

Khởi sự kinh doanh

Thời gian (ngày)

Cơ quan liên quan

Thời gian thực tế của TPHCM (ngày)

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1

Giy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

3

Ngành Kế hoạch đầu tư (cơ quan ĐKKD)

2.1

2.04

2.29

2.03

3

Thông báo mẫu con dấu qua mạng

2

Ngành Kế hoạch đầu tư (cơ quan ĐKKD)

1.5

1.35

0.91

1.01

2

Khắc dấu

1

Doanh nghiệp

Đã tích hợp khi đăng ký thành lập DN

4

Mở tài khoản ngân hàng

1

Ngân hàng Thương mại

5

Mua hoặc tự in hóa đơn

10

Ngành Tài chính

 

 

 

 

*6

Nộp thuế môn bài

1

Ngành Tài chính

 

 

 

 

*7

Đăng ký lao động

1

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

 

 

 

 

*8

Đăng ký BHXH, BHYT

1

Ngành BHXH

 

 

 

 

Phân tích chi tiết đánh giá của các doanh nghiệp tại các PCI thành phần như sau:

1. Chỉ số thành phần số 1 - Gia nhập thị trường: chỉ số này chiếm tỷ trọng 5% trong Bảng đánh giá PCI. Tính cả giai đoạn 2017-2019, chỉ số tuy có điểm số cao nhưng có xu hướng giảm 0,2 điểm (từ 7,44 còn 7,24 điểm). Trong giai đoạn 2017 - 2019, chỉ số này tiệm cận dần với trung vị cả nước, đến năm 2019 thì bằng với trung vị của cả nước, đứng vị trí thứ 32 và cách điểm cao nhất của cả nước (8,65 điểm) là 1,41 điểm. Tại chỉ số này, doanh nghiệp đánh giá chưa cao việc ứng dụng công nghệ thông tin để thay đi đăng ký kinh doanh; việc hoàn thành các thủ tục để doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động còn chưa đáp ứng nhu cầu mong muốn. Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá phải chờ hơn 1 tháng để hoàn thành các thủ tục (từ lúc đăng ký thành lập doanh nghiệp đến khi hoàn tất các thủ tục khác có liên quan) để chính thức đi vào hoạt động còn cao; trung bình số ngày đăng ký doanh nghiệp, thay đổi đăng ký doanh nghiệp của thành phố còn chưa đáp ứng nhu cầu.

2. Chỉ số thành phần số 2 - Tiếp cận đất đai: chỉ số này chiếm tỷ trọng 5% trong Bảng đánh giá PCI. Tính cả giai đoạn 2017 - 2019, chỉ số này tăng điểm chưa cao chỉ tăng 0,24 điểm (từ 6,11 lên 6,35 điểm) và có sự thay đi không ổn định qua từng năm. Tuy có sự tăng điểm nhưng điểm số vẫn dưới điểm trung vị của cả nước. Trong năm 2019, chỉ số này nằm tại nhóm cuối bảng xếp hạng, đứng thứ hạng 50 và cách điểm cao nhất của cả nước (7,89 điểm) là 1,54 điểm. Tại chỉ số này, số lượng doanh nghiệp phản ánh có mặt bằng kinh doanh và có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn thấp. Doanh nghiệp đánh giá rủi ro trong việc bị thu hồi đất còn cao, trên mức trung bình cả nước. Doanh nghiệp còn gặp cản trở trong việc tiếp cận/mở rộng mặt bằng kinh doanh. Việc cung cấp thông tin về đất đai chưa thuận lợi, nhanh chóng. Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá sẽ được bồi thường thỏa đáng nếu bị thu hồi đất còn thấp. Doanh nghiệp vẫn còn lo ngại về thủ tục hành chính trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3. Chỉ số thành phần số 3 - Tính minh bạch: ch số này chiếm tỷ trọng 20% trong Bảng đánh giá PCI. Tính giai đoạn 2017-2019, chỉ số này tăng 0,63 điểm (từ 6,16 lên 6,79 điểm), trong năm 2019 thì có tăng điểm và cao hơn trung vị cả nước nhưng vẫn đứng hạng 20 và chỉ cách điểm số cao nhất cả nước (7,44 điểm) là 0,65 điểm. Đây là chỉ số chiếm tỷ trọng lớn trong việc đánh giá PCI nên cần tập trung cải thiện mạnh mẽ trong thời gian tới. Tại chỉ số này, doanh nghiệp đánh giá thấp khả năng tiếp cận tài liệu quy hoạch và tài liệu pháp lý; tỷ lệ doanh nghiệp nhận được thông tin, văn bản sau khi đề nghị cơ quan nhà nước cung cấp còn thấp; doanh nghiệp đánh giá chưa cao vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp trong việc xây dựng chính sách, quy định của thành phố; cẩn có “mối quan hệ” để có được các tài liệu và thông tin mời thầu được công khai còn thấp.

4. Chỉ số thành phần số 4 - Chi phí thời gian: chỉ số này chiếm tỷ trọng 5% trong Bảng đánh giá PCI. Tính cả giai đoạn 2017 - 2019, chỉ số này giảm 0,22 điểm (từ 7,1 thành 6,88 điểm) và nằm ở khu vực trung vị cả nước. Trong năm 2019, chỉ số này đứng hạng 31 và cách điểm cao nhất của cả nước (8,8 điểm) là 1,92 điểm. Tại chỉ số này, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá phải dành hơn 10% quỹ thời gian để tìm hiểu và thực hiện quy định pháp luật cao hơn trung bình cả nước; tỷ lệ cán bộ công chức giải quyết công việc hiệu quả chưa cao; tỷ lệ phí, lệ phí được niêm yết công khai chưa cao; tỷ lệ doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần để hoàn tất thủ tục còn cao.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ