Bản ghi nhớ số 71/2005/LPQT giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Ca-na-đa về Dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản - thực phẩm do Bộ Ngoại giao ban hành

Số hiệu 71/2005/LPQT
Ngày ban hành 27/06/2005
Ngày có hiệu lực 27/06/2005
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Bộ Ngoại giao
Người ký Nguyễn Thị Hoàng Anh
Lĩnh vực Thương mại

BỘ NGOẠI GIAO

--------------

Số: 71/2005/LPQT

 

 

Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2005

 

Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Ca-na-đa về Dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản - thực phẩm có hiệu lực từ ngày 27 tháng 6 năm 2005./.

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG





Nguyễn Thị Hoàng Anh

Chính phủ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (VIỆT NAM) và Chính phủ Ca-na-đa (CA-NA-ĐA) với mong muốn hợp tác triển khai Dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản - thực phẩm ở Việt Nam cùng ghi nhớ:

Điều I: BẢN CHẤT CỦA BẢN GHI NHỚ

MỤC 1.01

Đây là một thỏa thuận bổ sung được xây dựng trên cơ sở Hiệp định chung về Hợp tác phát triển giữa Việt Nam và CA-NA-ĐA, ký ngày 21 tháng 6 năm 1994, với mục đích xác định trách nhiệm của hai Chính phủ liên quan đến Dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản - thực phẩm (sau đây gọi là “Dự án”).

Điều II: CƠ QUAN CHỊU TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

MỤC 2.01

CA-NA-ĐA chỉ định Cơ quan Phát triển quốc tế Ca-na-đa (CIDA) là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của Ca-na-đa trong khuôn khổ Bản ghi nhớ này.

MỤC 2.02

VIỆT NAM chỉ định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì thực hiện, chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ Bản ghi nhớ này. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thay mặt Việt Nam ký vào Bản ghi nhớ.

Điều III: DỰ ÁN

MỤC 3.01

VIỆT NAM và CA-NA-ĐA sẽ tham gia thực hệin Dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản - thực phẩm (sau đây gọi tắt là “Dự án”). Mục đích của Dự án là nâng cao đời sống nông thôn bằng cách hỗ trợ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Mục tiêu chính của Dự án là cải thiện chất lượng, sự an toàn và khả năng vươn tới thị trường của các nông sản và thực phẩm ở Việt Nam thông qua việc tăng cường hệ thống sản xuất và chế biến.

MỤC 3.02

Mô tả về Dự án được trình bày trong Phụ lục “A” đính kèm với Bản ghi nhớ này.

Điều IV: ĐÓNG GÓP CỦA CA-NA-ĐA

MỤC 4.01

Phần đóng góp của CA-NA-ĐA sẽ không vượt quá mười bảy triệu đôla Ca-na-đa (17.000.000 đôla Ca-na-đa)

MỤC 4.02

Để khởi động DỰ án, CIDA sẽ ký một Bản thỏa thuận đóng góp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai một cuộc điều tra về an toàn thực phẩm (như được trình bày trong Phụ lục “A”) với giá trị tối đa là chín trăm chín mươi ngàn đôla Ca-na-đa (990.000 đôla Ca-na-đa), phần này nằm trong tổng số giá trị đóng góp của CA-NA-ĐA cho Dự án như đã nêu trong Mục 4.01 trên đây.

MỤC 4.02

Để khởi động Dự án, CIDA sẽ ký một Bản thỏa thuận đóng góp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai một cuộc Điều tra về an toàn thực phẩm (như được trình bày trong Phụ lục “A”) với giá trị tối đa là chín trăm chín mươi ngàn đôla Ca-na-đa (990.000 đôla Ca-na-đa), phần này nằm trong tổng số giá trị đóng góp của CA-NA-ĐA cho Dự án như đã nêu trong Mục 4.01 trên đây.

Điều V: ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM

MỤC 5.01

Đóng góp của VIỆT NAM sẽ bao gồm việc thực hiện Dự án thông qua văn phòng Ban quản lý Dự án, cung cấp cán bộ có đủ trình độ, một số dịch vụ kỹ thuật và hành chính, lao động, cơ sở vật chất, trang thiết bị và các nguồn lực cần thiết khác nhằm đáp ứng yêu cầu của Dự án. Tổng giá trị đóng góp của Việt Nam ước tính là khoảng 5% tổng giá trị đóng góp của CA-NA-ĐA.

Điều VI: CÁC KHOẢN MIỄN GIẢM

MỤC 6.01

[...]