Trình tự và thủ tục để bắt buộc chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch bưu điện được thực hiện như thế nào?

Trình tự và thủ tục để bắt buộc chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch bưu điện được thực hiện như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Trình tự và thủ tục để bắt buộc chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch bưu điện được thực hiện như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 43/2015/TT-NHNN quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì trình tự, thủ tục bắt buộc chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện được quy định cụ thể như sau:

    - Phòng giao dịch bưu điện bị bắt buộc chấm dứt hoạt động khi hoạt động không đúng nội dung hoạt động được phép theo quy định tại Điều 7 Thông tư 43/2015/TT-NHNN.

    - Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hoặc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng nơi đặt trụ sở phòng giao dịch bưu điện có văn bản yêu cầu Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện.

    - Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hoặc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng nơi đặt trụ sở phòng giao dịch bưu điện có văn bản theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư 43/2015/TT-NHNN, Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt phải hoàn tất việc chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện; có văn bản báo cáo Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở phòng giao dịch bưu điện về ngày chấm dứt hoạt động.

    - Trường hợp có khiếu nại đối với yêu cầu của Ngân hàng nhà nước chi nhánh hoặc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng nơi đặt trụ sở phòng giao dịch bưu điện về việc bắt buộc chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện, Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt thực hiện các thủ tục khiếu nại theo quy định pháp luật hiện hành về khiếu nại.

    8