Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong tố tụng hình sự được quy định thế nào?

Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Trình tự thủ tục áp dụng biện pháp bảo lĩnh được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Trình tự thủ tục áp dụng biện pháp bảo lĩnh được quy định như thế nào?

    Trình tự thủ tục áp dụng biện pháp bảo lĩnh được quy định tại Điều 21 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Công an Bộ Quốc phòng ban hành, cụ thể như sau:

    - Văn bản đề nghị xét phê chuẩn và quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh;

    - Giấy cam đoan có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh đối với trường hợp cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh cho bị can;

    - Giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người nhận bảo lĩnh cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người nhận bảo lĩnh làm việc, học tập đối với trường hợp cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can (phải có giấy cam đoan của ít nhất 02 người bảo lĩnh);

    - Giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ của bị can được bảo lĩnh theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự;

    - Chứng cứ, tài liệu về hành vi phạm tội, nhân thân của bị can để xác định tính chất, mức độ hành vi của bị can không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam.

    16
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ