Trách nhiệm của cơ quan Công an như thế nào khi thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu?

Trách nhiệm của cơ quan Công an như thế nào khi thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu? Trường hợp người tham gia giao thông bị tai nạn giao thông thì sao?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của cơ quan Công an như thế nào khi thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu?

    Trách nhiệm của cơ quan Công an khi thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu được pháp luật quy định Khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Công an ban hành như sau:

    Trách nhiệm của cơ quan Công an:

    - Yêu cầu cơ sở xét nghiệm thực hiện việc xét nghiệm nồng độ cồn trong máu cho những người quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 3 Thông tư liên tịch này theo quy định;

    - Phối hợp với cơ sở xét nghiệm trong việc lấy mẫu máu xét nghiệm của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu sử dụng chất có cồn quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này;

    - Trường hợp người tham gia giao thông bị tai nạn giao thông thì cơ quan Công an yêu cầu cơ sở y tế tiếp nhận nạn nhân cho xét nghiệm nồng độ cồn trong máu sớm, trong khoảng thời gian 24 giờ;

    - Bố trí kinh phí thực hiện chi trả chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch này trong dự toán chi ngân sách nhà nước giao hàng năm.

    Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm của cơ quan Công an khi thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA.

    12