Tình thế ngàn cân treo sợi tóc đề cập đến hoàn cảnh lịch sử nước ta ở giai đoạn nào?
Nội dung chính
Tình thế ngàn cân treo sợi tóc đề cập đến hoàn cảnh lịch sử nước ta ở giai đoạn nào?
Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, cùng với sự kiện ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
Tuy nhiên, ngay sau Cách mạng Tháng 8 thành công, dân tộc ta cũng đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc, đúng với câu nói giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn.
Tại sao giai đoạn sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công (1945-1946), nước ta lại đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc?
Nói sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công (1945-1946), nước ta đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc, bởi lí do, chính quyền thành lập còn non trẻ phải đứng trước những khó khăn thách thức trên tất cả lĩnh vực.
Kinh tế bị tàn phá nặng nề, cơ sở công nghiệp chưa phục hồi, hàng hóa khan hiếm, đời sống nhân dân khó khăn. Tài chính Ngân sách nhà nước gần như trống rỗng, tiền tệ lạm phát. Giáo dục thì 90% dân số mù chữ.
Về ngoại xâm, Bắc vĩ Tuyến 16 là âm mưu của Trung Hoa Dân quốc, kéo theo là bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách. Nam vĩ tuyến 16, là âm mưu xâm lược nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp dưới sự giúp đỡ của Anh khi mang danh giải giáp phát xít Nhật mà tiến vào miền Nam nước ta.
Vậy, có thể nói tình thế ngàn cân treo sợi tóc đề cập đến hoàn cảnh lịch sử nước ta ở giai đoạn sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công (giai đoạn 1945-1946).
Tình thế ngàn cân treo sợi tóc đề cập đến hoàn cảnh lịch sử nước ta ở giai đoạn nào? (Hình từ Internet)
Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công có được xem là ngày lễ lớn? Tổ chức kỷ niệm ngày Cách mạng tháng Tám thế nào?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) được xem là một trong các ngày lễ lớn.
Việc tổ chức kỷ niệm ngày Cách mạng tháng Tám được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định 145/2013/NĐ-CP như sau:
(1) Năm lẻ 5, năm khác:
- Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;
- Thủ tướng Chính phủ (đối với năm khác), Chủ tịch nước (đối với năm lẻ 5) chủ trì chiêu đãi với hình thức tiệc rượu;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;
- Bộ Ngoại giao tổ chức cho Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm;
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương;
- Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tiếp khách.
(2) Năm tròn:
- Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:
Tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện kiều bào, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;
Chủ tịch nước đọc diễn văn kỷ niệm;
- Tổ chức chiêu đãi trọng thể với danh nghĩa mời là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;
Chủ tịch nước đọc diễn văn;
- Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.