Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Thành Cổ Loa ở đâu? Đất Thành Cổ Loa có phải là đất sử dụng ổn định lâu dài không?

Thành Cổ Loa ở đâu? Theo quy định của pháp luật thì đất Thành Cổ Loa có phải là đất sử dụng ổn định lâu dài không?

Nội dung chính

    Thành Cổ Loa ở đâu?

    Thành Cổ Loa tọa lạc tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đây là một biểu tượng văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam, không chỉ là một công trình kiến trúc mà còn là nơi lưu giữ những truyền thuyết kỳ bí.

    Nơi đây gắn liền với những câu chuyện huyền thoại về vua An Dương Vương, người đã chọn nơi này làm kinh đô của nước u Lạc. Với sự khéo léo và trí tuệ, ông đã xây dựng thành Cổ Loa vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên tạo nên một pháo đài kiên cố giữa vùng đất Đông Anh ngày nay.

    Trong dòng chảy lịch sử, câu chuyện về Thành Cổ Loa và chiếc nỏ thần Kim Quy trở thành biểu tượng của sức mạnh và sự bảo vệ. Truyền thuyết kể rằng nỏ này có khả năng bắn một phát hạ hàng trăm kẻ thù, giúp An Dương Vương bảo vệ vương quốc khỏi sự xâm lăng. Bên cạnh đó, câu chuyện tình yêu bi thương giữa Mỵ Châu và Trọng Thủy cũng đã in đậm vào tâm thức người Việt, mang đến những cảm xúc sâu lắng về tình yêu, lòng trung thành và sự phản bội.

    Có thể thấy, Thành Cổ Loa không chỉ là một công trình lịch sử huyền bí mà còn là chứng tích sống động của một thời kỳ lịch sử đầy hào hùng. Những nhân vật lịch sử được huyền thoại hóa cùng với những câu chuyện thần thoại đã giúp nơi đây trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, thu hút không chỉ người dân địa phương mà còn du khách từ khắp nơi đến chiêm ngưỡng và tìm hiểu về di sản độc đáo này.

    Thành Cổ Loa ở đâu? Đất Thành Cổ Loa có phải là đất sử dụng ổn định lâu dài không?Thành Cổ Loa ở đâu? Đất Thành Cổ Loa có phải là đất sử dụng ổn định lâu dài không? (Hình ảnh từ Internet)

    Đất Thành Cổ Loa thuộc nhóm đất nào?

    Thành Cổ Loa đã được Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia từ năm 1962. Đến năm 2012, nơi đây tiếp tục được vinh danh là Di tích Quốc gia đặc biệt nhờ vào những giá trị to lớn về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ. Sự công nhận này khẳng định tầm quan trọng của Thành Cổ Loa trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

    Căn cứ vào khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Phân loại đất
    3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
    a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
    b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
    c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
    d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
    đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
    e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
    g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);
    h) Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;
    i) Đất có mặt nước chuyên dùng;
    k) Đất phi nông nghiệp khác.

    Bên cạnh đó, căn cứ thêm vào khoản 1 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định thì việc phân loại đất sẽ căn cứ vào mục đích sử dụng. Theo đó, đất đai được phân loại bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng.

    Như vậy, do Thành Cổ Loa là di tích quốc gia đặc biệt nên đất Thành Cổ Loa là đất có di tích lịch sử văn hóa nên thuộc đất sử dụng vào mục đích công cộng. Do đó, khi căn cứ vào mục đích sử dụng thì đất Thành Cổ Loa thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

    Đất Thành Cổ Loa có phải là đất sử dụng ổn định lâu dài không?

    Căn cứ vào Điều 171 Luật Đất đai 2024 quy định về đất sử dụng ổn định lâu dài như sau:

    Đất sử dụng ổn định lâu dài
    1. Đất ở.
    2. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 4 Điều 178 của Luật này.
    3. Đất rừng đặc dụng; đất rừng phòng hộ; đất rừng sản xuất do tổ chức quản lý.
    4. Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của cá nhân đang sử dụng ổn định được Nhà nước công nhận mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê.
    5. Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 199 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều 199 của Luật này.
    6. Đất quốc phòng, an ninh.
    7. Đất tín ngưỡng.
    8. Đất tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật này.
    9. Đất sử dụng vào mục đích công cộng không có mục đích kinh doanh.
    10. Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt.
    11. Đất quy định tại khoản 3 Điều 173 và khoản 2 Điều 174 của Luật này.

    Như vậy, theo quy định tại khoản 9 Điều 171 Luật Đất đai 2024 thì đất sử dụng vào mục đích công cộng không có mục đích kinh doanh thì là đất sử dụng ổn định lâu dài.

    Vậy nên, nếu đất có di tích lịch sử văn hóa được sử dụng không vì mục đích kinh doanh thì trường hợp đó đất có di tích lịch sử văn hóa mới là đất sử dụng ổn định lâu dài.

    Còn nếu đất có di tích lịch sử văn hóa được sử dụng có mục đích kinh doanh thì đất có di tích lịch sử văn hóa không thuộc trường hợp đất sử dụng ổn định lâu dài.

    8