Soạn bài Thực hành Tiếng Việt lớp 7 tập 2 trang 13 trang 14
Nội dung chính
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt lớp 7 tập 2 trang 13 trang 14
Câu 1 (Soạn bài Thực hành Tiếng Việt lớp 7 tập 2 trang 13)
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những câu tục ngữ sau:
a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối
b. Ngày vui ngắn chẳng tày gang
c. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn
Lời giải chi tiết:
a. Với cụm từ "chưa nằm đã sáng" và "chưa cười đã tối” → Tác dụng: Gây ấn tượng mạnh với đêm tháng Năm và ngày tháng Mười rất ngắn.
b. "ngắn chẳng đầy gang" → Tác dụng: Tăng sức biểu cảm cho ngày vui - thời gian vui vẻ, hạnh phúc ngắn ngủi.
c. tát bể đông cũng cạn → Nhấn mạnh vào việc đồng lòng, hòa hợp giữa vợ chồng thì việc khó mấy cũng làm nên.
Câu 2 (Soạn bài Thực hành Tiếng Việt lớp 7 tập 2 trang 14)
Cho biết trong những câu sau, câu nào là nói quá, câu nào là nói khoác. Từ đó, nêu sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá.
a. Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
(Ca dao)
b. Trời nóng quá, mồi hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà
c. Đời người có một gang tay
Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang
(Ca dao)
d. Bài văn này tôi chỉ làm vèo trong năm phút, thế mà vẫn biết được ba trang
Lời giải chi tiết:
Những câu sử dụng biện pháp tu từ nói quá: (a), (b), (c).
Câu nói khoác: (d).
Sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá:
- Giống nhau: phóng đại về mức độ, quy mô, tính chất của sự việc.
- Khác nhau:
+ Nói quá: dựa trên cơ sở có thật, có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
+ Nói khoác: dựa trên cơ sở không có thật, có tác dụng gây cười. Trong một số trường hợp, có tác dụng tiêu cực nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thật.
Câu 3 (Soạn bài Thực hành Tiếng Việt lớp 7 tập 2 trang 14)
Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong các cụm từ có biện pháp tu từ nói quá sau đây:
a. buồn nẫu ruột
b. rụng rời chân tay
c. cười vỡ bụng
d. mệt đứt hơi
Lời giải chi tiết:
a. Nhìn cảnh làng quê bị lũ lụt tàn phá tôi buồn nẫu ruột, chỉ biết đứng lặng người trong đau xót
b. Nghe tin dữ ập đến, tôi bàng hoàng đến mức rụng rời chân tay, không thể thốt nên lời.
c. Câu chuyện hài hước của cậu ấy khiến cả lớp cười vỡ bụng suốt buổi học.
d. Sau một ngày chạy bộ đường dài, tôi mệt đứt hơi, chỉ muốn nằm xuống nghỉ ngay lập tức.
(Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt lớp 7 tập 2 trang 13 trang 14 (Ảnh từ Internet)
Nhiệm vụ của học sinh được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định các nhiệm vụ của học sinh.
Theo đó, nhiệm vụ của học sinh bao gồm:
- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.