Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại được quy định như thế nào theo pháp luật về thương mại?

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại được quy định như thế nào? Có bao gồm trường hợp bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản không?

Nội dung chính

    Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 35/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại thì quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại được quy định cụ thể như sau:

    - Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 287 của Luật Thương mại, cụ thể là các nghĩa vụ sau:

    + Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;

    + Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;

    + Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;

    + Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;

    + Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

    - Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong các trường hợp sau đây:

    + Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại.

    + Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    + Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại.

    + Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ Bên nhượng quyền.

    5