Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quy định của pháp luật hiện hành về nguồn bệnh và đường truyền lây bệnh tai xanh ra sao?

Nguồn bệnh và đường truyền lây bệnh tai xanh được quy định như thế nào? Đường truyền lây của bệnh được chia làm mấy loại? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này?

Nội dung chính

    Quy định của pháp luật hiện hành về nguồn bệnh và đường truyền lây bệnh tai xanh ra sao?

    Nguồn bệnh và đường truyền lây bệnh Tai xanh được quy định tại Tiểu mục 1.2 Phụ lục 11 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:

    a) Loài mắc: Lợn thuộc mọi lứa tuổi.
    b) Nguồn bệnh: Vi rút có trong dịch mũi, nước bọt, phân, nước tiểu của lợn mắc bệnh hoặc mang trùng và phát tán ra môi trường. Ở lợn mẫn cảm, vi rút có thời gian tồn tại và bài thải ra môi trường tương đối dài: ở lợn mang trùng và không có triệu chứng lâm sàng, vi rút có thể được phát hiện ở nước tiểu trong 14 ngày, ở phân khoảng 28-35 ngày, ở huyết thanh khoảng 21-23 ngày, ở dịch hầu họng khoảng 56-157 ngày, ở tinh dịch sau 92 ngày và đặc biệt ở huyết thanh của lợn bị nhiễm bệnh sau 210 ngày vẫn có thể tìm thấy vi rút.
    c) Đường truyền lây
    - Lây trực tiếp: Do tiếp xúc giữa lợn khỏe mạnh với lợn mắc bệnh, lợn mang trùng, hoặc phân, nước tiểu, bụi, nước bọt, tinh dịch có mang mầm bệnh;
    - Lây gián tiếp: Qua dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển và dụng cụ bảo hộ lao động bị nhiễm vi rút gây bệnh.

    Trên đây là tư vấn về nguồn bệnh và đường truyền lây bệnh Tai xanh. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT để nắm rõ quy định này.

    6