Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng có phải phù hợp với loại hình khảo sát không?
Nội dung chính
Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng có phải phù hợp với loại hình khảo sát không?
Căn cứ khoản 1 Điều 74 Luật Xây dựng 2014 về yêu cầu đối với khảo sát xây dựng quy định như sau:
Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng
1. Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải được lập phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát, bước thiết kế và yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng.
2. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng.
3. Công tác khảo sát xây dựng phải tuân thủ phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt và được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định.
4. Kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành báo cáo, bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế và phải được phê duyệt.
5. Nhà thầu khảo sát xây dựng phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát.
Như vậy, nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải được lập phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát, bước thiết kế và yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng là một trong 05 yêu cầu đối với khảo sát xây dựng.
Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng có phải phù hợp với loại hình khảo sát không? (Hình từ Internet)
Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng không phù hợp với loại hình khảo sát bị phạt thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 2, điểm d khoản 4 Điều 27 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về khảo sát xây dựng quy định như sau:
Vi phạm quy định về khảo sát xây dựng
...
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
c) Lập nhiệm vụ khảo sát hoặc phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng không phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng hoặc loại hình khảo sát;
…
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
…
d) Buộc lập lại nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng và khảo sát lại với hành vi quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng;
Đồng thời căn cứ điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt
...
3. Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
...
c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, hành vi lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng không phù hợp với loại hình khảo sát bị phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm và bị phạt từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.
Đồng thời, buộc lập lại nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng và khảo sát lại đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng.
Thời hiệu xử phạt hành vi lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng không phù hợp với loại hình khảo sát là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà.
...
Như vậy, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, thời hiệu xử phạt đối với hành vi lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng không phù hợp với loại hình khảo sát là 01 năm.
Vi phạm này thuộc nhóm vi phạm về quản lý hoạt động xây dựng và liên quan đến việc thực hiện công tác khảo sát, lập dự án hoặc các công việc xây dựng có yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, thời hiệu xử phạt được quy định là một năm kể từ khi hành vi vi phạm xảy ra.
Điều này đồng nghĩa với việc nếu hành vi vi phạm không được phát hiện hoặc xử lý trong thời gian một năm, thì không còn cơ sở pháp lý để tiến hành xử phạt đối với hành vi đó.