Không trả lương cho người lao động vì không đi làm vào ngày phát lương có đúng không?
Nội dung chính
Không trả lương cho người lao động vì không đi làm vào ngày phát lương có đúng không?
Câu hỏi của bạn liên quan đến cách thức trả lương cho người lao động trong công ty được quy định tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2012 về nguyên tắc trả lương. Theo đó, tất cả người lao động có quyền được trả lương trực tiếp và đúng thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng. Trong một số trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động có thể trả lương chậm hoặc khấu trừ tiền lương của người lao động nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
Như vậy, pháp luật lao động hiện hành không có quy định về việc “công nhân không đi làm vào ngày phát lương thì không được trả lương”. Mọi người lao động có quyền được trả lương đầy đủ và đúng thời hạn theo hợp đồng lao động đã ký kết. Vì vậy, bạn có quyền yêu cầu công ty thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng lao động về tiền lương và theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 về trả lương.
Nếu Ban giám đốc công ty vẫn giữ nguyên quan điểm mà không chịu trả lương cho bạn thì bạn có thể trình bày và yêu cầu công đoàn cơ sở bảo vệ quyền lợi của bạn hoặc khởi kiện ra tòa án cấp Quận, huyện nơi công ty đặt trụ sở để được giải quyết.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc không trả lương cho người lao động vì không đi làm vào ngày phát lương. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Lao động 2012 để hiểu rõ nội dung này.
Trân trọng!