Được tạm hoãn hợp đồng lao động bao lâu?

Nếu người lao động không đồng ý thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động vậy Công ty tôi phải làm thế nào? và nếu người lao động đồng ý thì người lao động phải làm đơn xin thỏa thuận tạm hoãn hay không?

Nội dung chính

    Được tạm hoãn hợp đồng lao động bao lâu?

    Điều 32 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

    Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

    1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.

    2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

    3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

    4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.

    Theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì việc nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động theo Điều 33 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

    1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Trường hợp người lao động không thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng thời hạn quy định thì người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.

    2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí người lao động làm công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết; trường hợp không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

    Ngoài ra, tại Điều 129 Bộ luật này cũng có quy định về Tạm đình chỉ công việc như sau:

    1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

    2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

    Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

    3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

    4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

    Như vậy, trong trường hợp người lao động bị tạm giam và chưa đưa ra xét xử, chưa có kết luận chính thức thì công ty có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Ở đây không đình chỉ công việc vì theo quy định trích dẫn nếu trên trường hợp đình chỉ áp dụng khi xử lý kỷ luật người lao động và thời hạn đình chỉ tối đa là 3 tháng.

    Đối với trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì thời gian tạm hoãn thường sẽ căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo thỏa thuận của các bên, luật không giới hạn thời gian cụ thể. Tuy nhiên, khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc trong vòng 15 ngày.

    29