Đến năm 2045, toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có được hoàn thành và đưa vào khai thác không?

Đến năm 2045, toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có được hoàn thành và đưa vào khai thác không?

Nội dung chính


    Đến năm 2045, hoàn thành đưa vào khai thác toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam?

    Ngày 31/10/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 178/NQ-CP năm 2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 49-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

    Theo đó, tại Tiểu mục 3 Mục 1 Chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết 178/NQ-CP năm 2023, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, bảo vệ môi trường thì Chính phủ có đưa ra một số mục tiêu cụ thể đến năm 2045 như sau:

    - Hoàn thành đưa vào khai thác toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

    - Hoàn thành tuyến đường sắt khu đầu mối thành phố Hà Nội, khu đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh; tuyến đường sắt kết nối với các đầu mối vận tải có lưu lượng lớn (cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế), các tỉnh Tây Nguyên; tuyến đường sắt ven biển, đường sắt xuyên Á.

    - Vào năm 2035, sẽ hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội (có tính kết nối với vùng Thủ đô) và Thành phố Hồ Chí Minh;

    - Phấn đấu hoàn thành một số tuyến đường sắt đô thị tại các đô thị có quy mô dân số trên 01 triệu dân.

    - Phấn đấu cơ bản hoàn thành cải tạo, nâng cấp, điện khí hóa các tuyến đường sắt hiện có, đáp ứng yêu cầu CO

    Đến năm 2045, hoàn thành đưa vào khai thác toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam? (Hình từ Internet)

    Tổng hợp các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm đường sắt cụ thể hóa Chương trình hành động của Chính phủ?

    Tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết 178/NQ-CP năm 2023 có quy định danh mục các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm đường sắt cụ thể hóa Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 49-KL/TW năm 2023 của Bộ Chính trị bao gồm:

    PHỤ LỤC II

    DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KẾT CẤU HẠ TẦNG TRỌNG ĐIỂM ĐƯỜNG SẮT CỤ THỂ HÓA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 49-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
    (Kèm theo Nghị quyết số 178/NQ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2023 của Chính phủ)

    TT

    Công trình

    Chiều dài dự kiến (km)

    Khổ đường (mm)

    Lộ trình đầu tư

    Đến năm 2030

    Sau năm 2030

    A

    Đường sắt quốc gia

        

    I

    Đường sắt hiện có

    2.440

       

    1

    Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh

    1.726

    1.000

    X

    X

    2

    Hà Nội - Lào Cai (bao gồm xây dựng mới đoạn nối ray ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc)

    296

    1.000

    X

    X

    3

    Hà Nội - Hải Phòng

    102

    1.000

    X

    X

    4

    Hà Nội - Thái Nguyên

    55

    1.000 và 1.435

    X

     

    5

    Hà Nội - Lạng Sơn

    167

    1.000 và 1.435

    X

     

    6

    Kép - Chí Linh

    38

    1.435

     

    X

    7

    Kép - Lưu Xá

    56

    1.435

     

    X

    II

    Đường sắt xây dựng mới

    2.417

       

    1

    Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân

    129

    1.000 và 1.435

    X

     

    2

    Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

    380

    1.435

    X

    X

    3

    Biên Hòa - Vũng Tàu

    84

    1.435

    X

    X

    4

    Hà Nội - Đồng Đăng

    156

    1.435

     

    X

    5

    Thành phố Hồ Chí Minh - Lộc Ninh

    128

    1.435

    X

    X

    6

    Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ

    174

    1.435

    X

    X

    7

    Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ

    103

    1.435

    X

    X

    8

    Tháp Chàm - Đà Lạt

    84

    1.000

     

    X

    9

    Mỹ Thủy - Đông Hà - Lao Bảo

    114

    1.435

     

    X

    10

    Đà Nẵng - Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước (Tây Nguyên)

    550

    1.435

     

    X

    11

    Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái

    73

    1.435

     

    X

    12

    Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh (bao gồm cả đoạn Nam Hải Phòng - Hạ Long dài khoảng 37 km)

    101

    1.435

     

    X

    13

    Hạ Long - Móng Cái

    150

    1.435

     

    X

    14

    Vành đai phía Đông Thành phố Hà Nội: đoạn Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng - Thạch Lỗi

    59

    1.000 và 1.435

    X

    X

    15

    Vành đai phía Tây Thành phố Hà Nội: đoạn Ngọc Hồi - Thạch Lỗi

    54

    1.000 và 1.435

     

    X

    16

    Thủ Thiêm - Long Thành

    38

    1.435

    X

    X

    17

    Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh

    40

    1.435

     

    X

    III

    Đường sắt kết nối vào các cảng biển

        
     

    Nhánh đường sắt kết nối một số cảng biển (Nghi Sơn, Liên Chiểu, Cửa Lò, Chân Mây, Dung Quất, Vân Phong, Phan Thiết, Cà Ná, Cam Ranh, Thịnh Long...)

      

    X

    X

    IV

    Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

    1.545

       

    1

    Hà Nội - Vinh

    281

    1.435

    X

    X

    2

    Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh

    370

    1.435

    X

    X

    3

    Vinh - Nha Trang

    894

    1.435

     

    X

    B

    Đường sắt nội vùng (Vùng Thủ đô Hà Nội, Vùng Thành phố Hồ Chí Minh…)

      

    X

    X

    C

    Đường sắt đô thị

        

    I

    Thành phố Hà Nội

        

    1

    Tuyến số 1: Ngọc Hồi - Yên Viên và Gia Lâm - Lạc Đạo

    36

    1435

    X

    X

    2

    Tuyến số 2: Nội Bài - Nam Thăng Long - Thượng Đình - Hoàng Quốc Việt và đoạn Nội Bài - Trung Giã

    51

    1435

    X

    X

    3

    Tuyến số 2A: Cát Linh - Hà Đông - Xuân Mai

    24

    1435

    X

    X

    4

    Tuyến số 3: Sơn Tây - Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai

    56

    1435

    X

    X

    5

    Tuyến số 4: Mê Linh - Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy - Cổ Nhuế - Liên Hà

    54

    1435

    X

    X

    6

    Tuyến số 5: Đường Văn Cao - Ngọc Khánh - Đại lộ Thăng Long - Vành đai 4 - Hòa Lạc

    39

    1435

    X

    X

    7

    Tuyến số 6: Nội Bài - Phú Diễn - Hà Đông - Ngọc Hồi

    43

    1435

    X

    X

    8

    Tuyến số 7: Mê Linh - Đô thị mới Nhổn - Vân Canh - Dương Nội

    28

    1435

    X

    X

    9

    Tuyến số 8: Sơn Đồng - Mai Dịch - Vành đai 3 - Lĩnh Nam - Dương Xá

    37

    1435

    X

    X

    10

    Tuyến Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai

    32

    1435

    X

    X

    11

    Các tuyến tàu điện một ray (monorail)

    44

    -

    X

    X

    II

    Thành phố Hồ Chí Minh

        

    1

    Tuyến số 1: Bến Thành - Suối Tiên

    19,7

    1435

    X

    X

    2

    Tuyến số 2: Đô thị Tây Bắc - Bến xe Tây Ninh - Trường Chinh - Cách Mạng Tháng Tám - Bến Thành - Thủ Thiêm

    48

    1435

    X

    X

    3

    Tuyến số 3a: Bến Thành - Ngã 6 Cộng Hòa - Hùng Vương - Hồng Bàng - Kinh Dương Vương - ga Tân Kiên

    19,8

    1435

    X

    X

    4

    Tuyến số 3b: Ngã 6 Cộng Hòa - Nguyễn Thị Minh Khai - Xô Viết Nghệ Tĩnh - quốc lộ 13 - Hiệp Bình Phước

    12,1

    1435

    X

    X

    5

    Tuyến số 4: Thạnh Xuân - Nguyễn Kiệm - Bến Thành -Tôn Đản - Khu đô thị Hiệp Phước

    36,2

    1435

    X

    X

    6

    Tuyến số 4b: Ga Công viên Gia Định - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - Công viên Hoàng Văn Thụ - Ga Lăng Cha Cả

    5,2

    1435

    X

    X

    7

    Tuyến số 5: Bến xe cần Giuộc mới - Hoàng Văn Thụ - Phan Đăng Lưu - cầu Sài Gòn

    26

    1435

    X

    X

    8

    Tuyến số 6: Bà Quẹo - Vòng xoay Phú Lâm

    5,6

    1435

    X

    X

    9

    Đường sắt đô thị khác (Tramway hoặc Monorail)

    56,5

    -

     

    X

    Yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao là gì?

    Tại Điều 78 Luật Đường sắt 2017 có quy định đường sắt tốc độ cao phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:

    - Kết nối hiệu quả các đô thị lớn, trung tâm kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm và phương thức vận tải khác.

    - Bảo đảm đồng bộ, hiện đại, an toàn, phòng, chống thiên tai và bảo vệ môi trường.

    - Phải được nghiên cứu tổng thể toàn tuyến và tổ chức xây dựng theo nhu cầu vận tải, khả năng huy động vốn.

    - Công trình và phương tiện, thiết bị đường sắt tốc độ cao phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật bảo đảm đồng bộ, an toàn, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn.

    - Phải duy trì hệ thống quản lý đủ khả năng kiểm tra và giám sát khai thác chạy tàu an toàn.

    - Đất dành cho đường sắt tốc độ cao theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phải được cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng để quản lý, chuẩn bị đầu tư xây dựng.

    - Hành lang an toàn của đường sắt tốc độ cao phải được bảo vệ nghiêm ngặt, tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép.

    - Phải bảo đảm thuận tiện cho hành khách và bảo đảm tiếp cận sử dụng cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật.

    - Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ phù hợp với kế hoạch xây dựng và đáp ứng yêu cầu quản lý, vận hành, khai thác.

    13