Thứ 6, Ngày 08/11/2024

Cán bộ không chuyên trách xã có được đóng bổ sung bảo hiểm xã hội bắt buộc trước đây?

Tôi sinh năm 1980, là Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã từ năm 2010 đến nay. Được biết từ 1/1/2016 tôi được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cho tôi thời gian công tác của tôi từ năm 2010 đến 31/12/2015 có được đóng bổ sung bảo hiểm xã hội không? Tôi có được thực hiện đầy đủ các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Nếu sau này tôi chỉ tham gia Bảo hiểm xã hội không đủ 20 năm có được hưởng chế độ hưu trí hay không?

Nội dung chính

    Cán bộ không chuyên trách xã có được đóng bổ sung bảo hiểm xã hội bắt buộc trước đây?

    Theo Điều 2, Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phương, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như sau:

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Cán bộ, công chức cấp xã, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã bao gồm:

    1. Cán bộ chuyên trách giữ chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ ở cấp xã (sau đây gọi chung là cán bộ cấp xã);

    2. Công chức cấp xã;

    3. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

    Điều 3. Chức vụ, chức danh

    1. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

    a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

    b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

    c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

    d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

    đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

    e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

    g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

    h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

    2. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

    a) Trưởng Công an;

    b) Chỉ huy trưởng Quân sự;

    c) Văn phòng – thống kê;

    d) Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);

    đ) Tài chính – kế toán;

    e) Tư pháp – hộ tịch;

    g) Văn hóa – xã hội.

    Như vậy, bạn là Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã thuộc cán bộ không chuyên trách ở cấp xã

    Tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 92/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010 quy định:“Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc”.

    Tại điểm i, khoản 1 Điều 2 Luật BHXH số 58/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016 quy định những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở xã, phường, thị trấn thuộc diện tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc

    Vì vậy trong khoảng thời gian công tác của bạn từ năm 2010 đến ngày 31/12/2015, bạn không đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hiện nay Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản pháp luật có liên quan cũng chưa quy định về việc đóng bổ sung bảo hiểm xã hội bắt buộc cho thời gian công tác  trước đây. Do vậy, trong khoảng thời gian công tác của bạn từ năm 2010 đến ngày 31/12/2015, bạn không được đóng bổ sung bảo hiểm xã hội.

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã chỉ được thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất.

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội về điều kiện hưởng lương hưu như sau: “ Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu”.

    Như vậy, bạn là nữ hoạt động không chuyên trách ở xã, theo quy định trên thì chỉ cần bạn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi nghỉ việc mà có đủ 15 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi sẽ được hưởng chế độ hưu trí.

    6