Bộ Công an đề xuất bỏ án tử hình đối với Tội tham ô tài sản và Tội nhận hối lộ
Nội dung chính
Bộ Công an đề xuất bỏ án tử hình với Tội tham ô tài sản và Tội nhận hối lộ
Vào ngày 03/4/2025, Bộ Tư pháp đã công bố hồ sơ thẩm định đối với dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Hồ sơ này bao gồm: Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bản so sánh giữa Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và Bộ luật Hình sự hiện hành, cùng với Tờ trình số 155/TTr-BCA năm 2025 về việc trình dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Theo đó, Bộ Công an đề xuất bỏ án tử hình với tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ.
> Toàn văn dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi: Tại đây
Bộ Công an đề xuất bỏ án tử hình với tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ:
Theo quy định tại Mục 1 Chương XXIII của Bộ luật Hình sự 2015, chỉ có hai tội danh liên quan đến tham nhũng bị áp dụng hình phạt tử hình, bao gồm Tội tham ô tài sản (Điều 353) và Tội nhận hối lộ (Điều 354). Trong dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự, đề xuất được đưa ra nhằm thay thế hình phạt tử hình đối với các tội danh này như sau:
Điều luật | Nội dung | Hiện hành (BLHS 2015) | Dự thảo sửa đổi (2025) |
---|---|---|---|
Điều 353 | Tội tham ô tài sản | Tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi: a) Chiếm đoạt từ 1 tỷ đồng trở lên b) Gây thiệt hại từ 5 tỷ đồng trở lên | Tù từ 20 - 30 năm, tù chung thân hoặc tù chung thân không xét giảm án khi: a) Chiếm đoạt từ 2 tỷ đồng trở lên b) Gây thiệt hại từ 10 tỷ đồng trở lên |
Hình phạt bổ sung | Phạt tiền 30 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ 1 - 5 năm, có thể bị tịch thu tài sản | Phạt tiền 60 - 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ 1 - 5 năm, có thể bị tịch thu tài sản | |
Điều 354 | Tội nhận hối lộ | Tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi: a) Của hối lộ từ 1 tỷ đồng trở lên b) Gây thiệt hại từ 5 tỷ đồng trở lên | Tù từ 20 - 30 năm, tù chung thân hoặc tù chung thân không xét giảm án khi: a) Của hối lộ từ 2 tỷ đồng trở lên b) Gây thiệt hại từ 10 tỷ đồng trở lên |
Lưu ý:
Ngoài việc bỏ án tử hình, dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự còn đề xuất thay thế hình phạt tử hình bằng án tù chung thân không xét giảm án đối với các tội tham ô tài sản và nhận hối lộ trong trường hợp có thiệt hại lớn.
Trên đây là nội dung Bộ Công an đề xuất bỏ án tử hình với tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ
> File dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi đề xuất bỏ án tử hình với Tội tham ô tài sản và Tội nhận hối lộ: Tại đây
Bộ Công an đề xuất bỏ án tử hình với Tội tham ô tài sản và Tội nhận hối lộ (Hình từ Internet)
Tội phạm được phân loại thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi 2025):
(1) Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 30 năm tù, tù chung thân, chung thân không xét giảm án hoặc tử hình.
(2) Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
> Toàn văn dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi 2025): Tại đây