Ai là người đại diện cho Việt Nam ký Hiệp định Paris?
Nội dung chính
Ai là người đại diện cho Việt Nam ký Hiệp định Paris?
Căn cứ theo Mục II Đề cương tuyên truyền ban hành kèm theo Hướng dẫn 74-HD/BTGTW năm 2022 nêu rõ diễn biến hội nghị Paris như sau:
II. DIỄN BIẾN HỘI NGHỊ PARIS
...
Năm 1973: Ngày 08/01, vòng đàm phán cuối cùng diễn ra tại Paris. Ngày 13/01, các bên hoàn thành văn bản của Hiệp định; những đợt gặp riêng giữa Lê Đức Thọ - Xuân Thủy và Kissinger kết thúc. Ngày 23/01, Mỹ chấp nhận ký Hiệp định Paris không điều kiện; Lê Đức Thọ và Kissinger tiến hành ký tắt Hiệp định và 4 Nghị định thư. Về cơ bản, Hiệp định mới không khác nhiều so với văn bản ngày 20/10/1972. Việt Nam đã bảo vệ được các nguyên tắc và nội dung cơ bản: Mỹ chấm dứt chiến tranh, rút quân trong 2 tháng; giữ nguyên trạng về chính trị; Hội đồng hòa giải hòa hợp dân tộc 3 thành phần; hoàn toàn không đề cập vấn đề quân đội miền Bắc.
Ngày 27/01, Bộ trưởng Ngoại giao bốn bên dự Hội nghị Paris là Nguyễn Duy Trinh (VNDCCH), Nguyễn Thị Bình (CPCMLTCHMNVN), W. Rogers (Hoa Kỳ) và Nguyễn Văn Lắm (chính quyền Sài Gòn) đã chính thức ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam; và bốn Nghị định thư liên quan. Ngày 28/01, ngừng bắn trên toàn miền Nam Việt Nam. Hiệp định Paris chính thức được thi hành. Hiệp định Paris buộc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam và mở đường cho sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn. Đây là kết quả của quá trình đàm phán dài nhất thế giới với 4 năm 8 tháng 16 ngày, gồm 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, 500 buổi họp báo, gần 1000 cuộc phỏng vấn và nhiều phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trên khắp thế giới.
Như vậy, người đại diện cho Việt Nam ký Hiệp định Paris là Bộ trưởng Ngoại giao bốn bên dự Hội nghị Paris là Nguyễn Duy Trinh (VNDCCH), Nguyễn Thị Bình (CPCMLTCHMNVN), W. Rogers (Hoa Kỳ) và Nguyễn Văn Lắm (chính quyền Sài Gòn).
Ai là người đại diện cho Việt Nam ký Hiệp định Paris? (Hình từ Internet)
Học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác trong môn Lịch sử như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục VI Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Lịch sử được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT như sau:
Định hướng phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
a) Phương pháp hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu
Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, giáo viên giúp học sinh từng bước hình thành và phát triển lòng yêu nước, tinh thần dân tộc chân chính; niềm tự hào về truyền thống lịch sử của quê hương, đất nước; phát triển các giá trị nhân văn, nhân ái, trung thực, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, thông qua các bài học lịch sử, giáo viên truyền cảm hứng để học sinh yêu thích lịch sử, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.
b) Phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung
Trong dạy học môn Lịch sử, giáo viên giúp học sinh hình thành và phát triển những năng lực chung thông qua các nội dung học tập và hoạt động thực hành, thực tế. Cụ thể:
- Năng lực tự chủ và tự học: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động học tập như thu thập thông tin từ các nguồn sử liệu; trình bày ý kiến cá nhân về sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử; khảo sát, thực hành lịch sử trên thực địa, di tích lịch sử và văn hóa ở địa phương; vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích các vấn đề thực tế; tìm tòi, khám phá và tự học lịch sử;...
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động nhóm; hoạt động trải nghiệm tại thực địa, bảo tàng, di tích lịch sử và văn hóa; hoạt động phỏng vấn nhân chứng lịch sử;...
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động phát hiện vấn đề, nêu giả thuyết, ý kiến cá nhân về sự kiện, nhân vật lịch sử; tìm logic trong cách thức giải quyết vấn đề, đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề trong lịch sử; vận dụng bài học kinh nghiệm lịch sử trong thực tế cuộc sống;...
Theo đó, học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác trong môn học Lịch sử thông qua các hoạt động nhóm; hoạt động trải nghiệm tại thực địa, bảo tàng, di tích lịch sử và văn hóa; hoạt động phỏng vấn nhân chứng lịch sử.