09:42 - 24/10/2024

Yêu cầu giải trình theo quy định của luật phòng chống tham nhũng được quy định như thế nào?

Yêu cầu giải trình theo quy định của luật phòng chống tham nhũng được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Yêu cầu giải trình theo quy định của luật phòng chống tham nhũng được quy định như thế nào?

    Yêu cầu giải trình được quy định tại Điều 10 Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng, có quy định:

    - Yêu cầu giải trình được thực hiện bằng văn bản hoặc trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải trình.

    - Yêu cầu giải trình bằng văn bản:

    + Văn bản yêu cầu giải trình phải nêu rõ nội dung yêu cầu giải trình; ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ thư tín của người yêu cầu giải trình.

    + Văn bản yêu cầu giải trình phải có chữ ký hoặc điểm chỉ xác nhận của người yêu cầu giải trình.

    - Yêu cầu giải trình trực tiếp:

    + Người yêu cầu giải trình trình bày rõ ràng nội dung yêu cầu với người được giao tiếp nhận yêu cầu giải trình.

    Trường hợp nhiều người cùng yêu cầu giải trình về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày. Việc cử người đại diện được thể hiện bằng văn bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người yêu cầu giải trình;

    + Người được giao tiếp nhận yêu cầu giải trình phải thể hiện trung thực nội dung yêu cầu giải trình bằng văn bản; ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ thư tín của người yêu cầu giải trình;

    + Người yêu cầu giải trình ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản yêu cầu giải trình.

    Quy định về việc thực hiện giải trình như thế nào?

    Thực hiện giải trình được quy định tại Điều 12 Nghị định 59/2019/NĐ-CP , như sau:

    - Trong trường hợp yêu cầu giải trình trực tiếp, có nội dung đơn giản, thì việc giải trình có thể thực hiện bằng hình thức trực tiếp. Việc giải trình trực tiếp phải được lập thành biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên.

    - Trong những trường hợp còn lại thì việc giải trình được thực hiện như sau:

    + Thu thập, xác minh thông tin có liên quan;

    + Làm việc trực tiếp với người yêu cầu giải trình để làm rõ những nội dung có liên quan khi thấy cần thiết. Nội dung làm việc được lập thành biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên;

    + Ban hành văn bản giải trình;

    + Gửi văn bản giải trình đến người yêu cầu giải trình.

    - Văn bản giải trình phải có các nội dung sau đây:

    + Họ tên, địa chỉ người yêu cầu giải trình;

    + Nội dung yêu cầu giải trình;

    + Kết quả làm việc trực tiếp với tổ chức, cá nhân (nếu có);

    + Căn cứ pháp lý thực hiện việc giải trình;

    + Nội dung giải trình cụ thể.

    4