15:55 - 24/09/2024

Văn phòng Thừa phát lại bị tạm ngừng hoạt động khi nào? Thời gian tạm ngừng là bao lâu?

Văn phòng Thừa phát lại bị tạm ngừng hoạt động khi nào? Văn phòng Thừa phát lại bị tạm ngừng hoạt động bao lâu? Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp nào?

Nội dung chính


    Văn phòng Thừa phát lại bị tạm ngừng hoạt động khi nào?

    Căn cứ Điều 29 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định tạm ngừng hoạt động Văn phòng Thừa phát lại:

    Tạm ngừng hoạt động Văn phòng Thừa phát lại

    1. Văn phòng Thừa phát lại bị tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp sau đây:

    a) Trưởng Văn phòng Thừa phát lại do một Thừa phát lại thành lập hoặc tất cả các Thừa phát lại hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại bị tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại;

    b) Không đảm bảo điều kiện hoạt động khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

    2. Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở ra quyết định tạm ngừng hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại trong các trường hạp quy định tại khoản 1 Điều này.

    3. Thời gian tạm ngừng hoạt động không quá 12 tháng. Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, Văn phòng Thừa phát lại phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ khác, thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký với người lao động; đối với hợp đồng dịch vụ đã ký kết mà chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện xong thì phải chấm dứt hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Các hồ sơ do Văn phòng Thừa phát lại tạm ngừng hoạt động thực hiện vẫn được tiếp tục lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại.

    Như vậy, văn phòng Thừa phát lại bị tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp sau đây:

    - Trưởng Văn phòng Thừa phát lại do một Thừa phát lại thành lập hoặc tất cả các Thừa phát lại hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại bị tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại

    - Không đảm bảo điều kiện hoạt động khác theo quy định

    Văn phòng Thừa phát lại bị tạm ngừng hoạt động khi nào? Thời gian tạm ngừng là bao lâu? (Hình từ Internet)

    Văn phòng Thừa phát lại bị tạm ngừng hoạt động bao lâu?

    Căn cứ khoản 3 Điều 29 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định tạm ngừng hoạt động Văn phòng Thừa phát lại:

    Tạm ngừng hoạt động Văn phòng Thừa phát lại

    ...

    3. Thời gian tạm ngừng hoạt động không quá 12 tháng. Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, Văn phòng Thừa phát lại phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ khác, thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký với người lao động; đối với hợp đồng dịch vụ đã ký kết mà chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện xong thì phải chấm dứt hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Các hồ sơ do Văn phòng Thừa phát lại tạm ngừng hoạt động thực hiện vẫn được tiếp tục lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại.

    Như vậy, thời gian tạm ngừng hoạt động của văn phòng thừa phát lại là không quá 12 tháng.

    Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, Văn phòng Thừa phát lại phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ khác, thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký với người lao động; đối với hợp đồng dịch vụ đã ký kết mà chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện xong thì phải chấm dứt hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp nào?

    Căn cứ Điều 30 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định chấm dứt hoạt động Văn phòng Thừa phát lại:

    Chấm dứt hoạt động Văn phòng Thừa phát lại

    1. Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

    a) Tự chấm dứt hoạt động;

    b) Bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này;

    c) Bị hợp nhất, bị sáp nhập.

    2. Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, Văn phòng Thừa phát lại phải có báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, Văn phòng Thừa phát lại có nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán các khoản nợ khác, hoàn thành thủ tục chấm dứt hợp đồng đã ký với người lao động, thực hiện xong các hợp đồng dịch vụ đã ký kết; trường hợp không thể thực hiện xong các hợp đồng dịch vụ đã ký kết thì phải thỏa thuận với người yêu cầu về việc thực hiện các hợp đồng đó.

    Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở có trách nhiệm thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập, đăng tải thông tin về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại trên cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp và thông báo bằng văn bản cho các cơ quan quy định tại Điều 23 của Nghị định này.

    ...

    Như vậy, văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

    - Tự chấm dứt hoạt động

    - Bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập văn phòng Thừa phát lại

    - Bị hợp nhất, bị sáp nhập

    2