Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được pháp luật quy định thế nào?
Nội dung chính
Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được pháp luật quy định như thế nào?
Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được pháp luật quy định Khoản 2 Điều 11 Thông tư 57/2015/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:
a) Thăm khám cặp vợ chồng và làm các xét nghiệm cơ bản cần thiết;
b) Đánh giá dự trữ buồng trứng;
c) Kích thích buồng trứng;
d) Theo dõi sự phát triển nang noãn;
đ) Tiêm thuốc giúp trưởng thành nang noãn khi đủ điều kiện;
e) Chọc hút noãn qua đường âm đạo dưới hướng dẫn của siêu âm;
g) Bắt đầu hỗ trợ pha hoàng thể nếu chuyển phôi tươi;
h) Đồng thời lấy tinh trùng của người chồng và chuẩn bị tinh trùng;
i) Cho tinh trùng thụ tinh với noãn theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (IVF) hoặc bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI);
k) Nuôi cấy trong tủ cấy CO2;
l) Kiểm tra sự thụ tinh của noãn;
m) Nuôi cấy phôi và theo dõi;
n) Chuyển phôi: có thể phôi ngày 2, ngày 3 hoặc ngày 5 (phôi nang), tùy phác đồ của từng cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
o) Tiếp tục hỗ trợ pha hoàng thể nếu chuyển phôi tươi;
p) Thử thai bằng định lượng bhCG huyết thanh;
q) Siêu âm đường âm đạo để xác nhận sự phát triển của thai và vị trí thai.
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong đó tinh trùng cho thụ tinh với noãn trong môi trường bên ngoài cơ thể (in-vitro). Phôi thu được sẽ chuyển vào buồng tử cung để làm tổ hoặc sẽ được đông lạnh để sử dụng sau. Việc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được thực hiện theo quy trình của bộ y tế đã quy định trên để đảm bảo việc thụ tinh đạt được kế quả tốt nhất.